Trong bối cảnh suy thoái này, không làm gì không phải là một giải pháp. Sự thụ động chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Nhưng chúng ta có thể làm được gì khi có rất ít hay thậm chí không có sự đầu tư mới? Dưới đây là những hành động thiết thực mà tôi thấy là có hiệu quả. 



Hành động khi người khác sao lãng. Đây là chiến lược của một CEO vô cùng thành công đã dẫn dắt một công ty châu Âu trở thành một doanh nghiệp xuất chúng, một trong số ít các công ty công nghiệp hàng đầu. Ông đã nuôi dưỡng những mối quan hệ quan trọng trong suốt thời gian khủng hoảng trong khi các đối thủ cạnh tranh còn bận tìm kiếm những mối quan hệ mới. Điều đó đã giúp ông đạt được những điều mà người khác thèm muốn nhưng không thể có được.

                                    

Hãy coi thời điểm khủng hoảng là lúc bạn tích lũy cho tương lai.

Đó cũng là cách mà Continental Airlines, dưới sự lãnh đạo của Gordon Bethune, sản sinh ra lợi nhuận khi hệ thống đường dây điện đông bắc nước Mỹ hỏng trong 2 ngày năm 2003. Những hãng hàng không khác phải huỷ hàng trăm chuyến bay trong khi những nhân viên của Continental vẫn duy trì những chuyến bay của họ.

Đáng lưu ý là Continental đã mở thêm chuyến bay mới từ Newark khi nhiều hành khách của các hãng khác bị mắc kẹt khi sân bay LaGuardia và Kennedy đóng cửa, từ đó giải cứu được khách hàng và kiếm thêm hàng triệu USD trong hai ngày đó. Những đối thủ cạnh tranh thì mất tiền và mất cả thiện cảm của khách hàng.
Tuyên bố và sở hữu một khái niệm quan trọng. Tốt thôi, bạn có thể không có khả năng kiếm tiền hay làm nhiều điều lúc này, nhưng bạn sẽ được chuẩn bị tốt khi thị trường phục hồi trở lại. Ý tưởng không hề tốn kém để bắt đầu kết nối và tạo dấu ấn riêng,  và một khi ý tưởng đã được thiết lập, nó sẽ trở thành vô giá.
Đầu tháng 11, khi khủng hoảng tài chính chưa thực sự kinh hoàng (và sự kiện đắc cử của Tổng thống Obama vẫn còn rầm rộ), Sam Palmisano đưa ra khái niệm "Smart Planet" (tạm dịch là "Hành tinh thông minh"), một khái niệm mới của IBM thông qua một bài phát biểu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại tại New York.
Mục đích nhằm khuyến khích thảo luận và gắn chặt ý tưởng về hệ thống tình báo với cơ sở hạ tầng trong tương lai hoặc bất cứ khía cạnh nào khác của năng lực thông minh hơn (truyền tải thông tin nhiều hơn) với các chuỗi cung cấp, nhà ở, đường xá…Với những nỗ lực liên lạc phải chăng, IBM có thể đưa ý tưởng "hành tinh thông minh" trước chương trình chính sách cộng đồng và "sở hữu" một ý tưởng chín muồi sẵn sàng hành động khi kinh tế phục hồi.
Bạn không nhất thiết phải là IBM để làm chủ ý tưởng của mình. Một vài năm trước, tôi và các đồng nghiệp tại Harvard đã nảy ra ý tưởng về "sự lãnh đạo tiến bộ, một giai đoạn mới trong giáo dục cao" và duy trì ý tưởng đó ngay cả khi Harvard gặp bế tắc trong giai đoạn chuyển giao hiệu trưởng.
Chúng tôi đã làm những việc không hề tốn kém chút nào như viết những giấy tờ tài liệu, nói chuyện tại hội nghị và thu hút sự quan tâm của các đồng nghiệp. Chúng tôi đã sẵn sàng khi những đề xướng mới lại được hỗ trợ và chúng tôi "sở hữu" một ý tưởng sáng tạo được hoan nghênh.
Bỏ qua những điều đã không còn hữu ích. Đây là một bài học của cá nhân tôi, kể từ khi tôi phải đối phó với khủng hoảng bằng việc dọn dẹp hay vứt bỏ quần áo cũ, không hề có cảm giác mất mát và mọi hành động đều nằm trong tầm kiểm soát. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho kinh doanh.
Những thời điểm hỗn loạn đòi hỏi các nguồn lực phải được tập trung vào những nơi nhiều tiềm năng nhất. Nếu một công ty vẫn cứ mãi quẩn quanh với mã vạch sản phẩm, giảm dòng sản phẩm kinh doanh, những quy định và những báo cáo vô nghĩa hay những thứ tương tự thì cũng như làm việc dọn nhà. Ngay cả những ai không thích cũng sẽ hiểu được điều đó.
Tập trung giúp đỡ để khách hàng thành công. Đó luôn là một lời khuyên bổ ích nhưng giờ đây chúng ta phải thực sự nhập tâm điều đó. Rõ ràng là các công ty dựa vào khách hàng để có doanh thu không thể nào đững vững nếu khách hàng giảm đi. Đôi khi điều đó lại mang lại cho họ nhiều thứ mà không phải bỏ ra nhiều.
Lãnh đạo của một công ty tư vấn lớn nói với nhân viên rằng họ nên quan tâm nhiều hơn đến khách hàng hơn chính bản thân họ, nghĩ ra cách giúp khách hàng tồn tại. Hoặc ví dụ nếu bạn là nhà cung cấp dụng cụ khám bệnh cho bệnh viện, và nhìn thấy cơ hội để tiết kiệm chi phí bên ngoài cho bệnh viện trong chuyên môn của bạn thì hãy thực hiện ý tưởng đó.
Sự hào phóng có thể không đem lại cho bạn điều gì lúc này nhưng bạn sẽ có được vị thế cao trong tương lai với những khách hàng giàu có hơn và những ý tưởng lớn hơn.


- Bài viết của Rosabeth Moss Kanter trên Harvard Business Publishing

 
 


CHƯƠNG 6 PHẦN 4. CÁC LOẠI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY. CHƯƠNG 6 PHẦN 4. CÁC LOẠI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY.

           Để việc quản lý chất lượng được thành công tốt đẹp, công ty (xí nghiệp) cần có các chủng loại quy cách....

BỎ QUÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG VÌ KHỦNG HOẢNG - HÃY COI CHỪNG BỎ QUÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG VÌ KHỦNG HOẢNG - HÃY COI CHỪNG

          Mọi doanh nghiệp đều thuộc lòng nhận định “khủng hoảng kinh tế không có chỗ cho sự lãng phí”. Khắp nơi,...

CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

          Khi nhà doanh nghiệp đặt chủ trương vì môi trường vào trong mục đích kinh doanh, họ đã giành được lợi thế...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...