Thực hiện TPM  là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành thiết bị phải thường xuyên được huấn luyện nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc. Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo về khả năng quả lý, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý chất lượng… Nếu không có quá trình đào tạo đúng và được chuẩn hóa,TPM và hệ thống bảo dưỡng nói chung sẽ không đươch thực hiện. Vì vậy, hoạt động đào tạo phải được thực hiện một cách đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Hoạt động này hỗ trợ tích cực cho tất cả các hoạt động trên, đặc biệt là hoạt động Bảo dưỡng tự chủ. Do đó, việc định hướng công tác đào tạo của nhà máy cần dựa trên các hoạt động của TPM.


Mục tiêu đào tạo thường xuyên được thiết lập bởi các cán bộ nắm vững về sản xuất và kỹ thuật của công ty. Mọi công nhân, nhân viên phải được đào tạo để từng bước đạt được đến kỹ năng thứ 4 dưới đây:
- Mức kỹ năng 1: chưa biết gì.
- Mức kỹ năng 2: biết về khái niệm nhưng chưa thể làm được.
- Mức kỹ năng 3: có thể làm nhưng không thể truyền đạt cho người khác.
- Mức kỹ năng 4: có thể làm được và truyền đạt cho người khác.
Chính sách huấn luyện và đào tạo:
- Tập trung vào nâng cao kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật.
- Tạo ra một môi trường học tập khuyến khích việc tự học dựa trên nhu cầu.
- Chương tình đào tạo, công cụ, đánh giá đào tạo…cho nhân viên.
- Đào tạo giúp giảm bớt sự vất vả của nhân viên và làm cho công việc trở lên thú vị hơn.
Mục tiêu huấn luyện và đào tạo:
- Đạt được và duy trì: thời gian chết của máy=0 đối với các máy móc chính.
- Đạt được và duy trì không có tổn thất do công nhân hiểu biết kém hoặc thiếu các kỹ năng, kỹ thuật cần thiết.
- Hướng tới 100% nhân viên tham gia vào việc đóng góp ý kiến cải tiến ( hệ thống khuyến nghị)
Các bước tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo:
Bước 1: Thiết lập các chính sách, vấn đề ưu tiên và kiểm tra hiện trạng giáo dục và đào tạo.
Bước 2:Thiết lập hệ thống đào tạo cho công nhân vận hành, nâng cao bảo dưỡng thiết bị.
Bước 3:đào tạo đội ngũ nhân viên để đào tạo lai cho công nhân vận hành/
Bước 4: Chuẩn bị lịch đào tạo.
Bước 5: Thực hiện, vận hành hệ thống.
Bước 6: Đánh giá các hoạt động đã thực hiện và nghiên cứu phương pháp cho thời gian sắp tới
 


NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000

Để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng iso 9000. Cơ quan / doanh nghiệp cần những yếu tố...

LỢI ÍCH CỦA ISO 9000 LỢI ÍCH CỦA ISO 9000

Trong bối cảnh hiện nay, các đối tượng khách hàng ngày càng trở nên phức tạp; họ được cung cấp nhiều thông tin...

CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN  ISO 9000 (P1) CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 (P1)

Có thể nói, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn...

CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN  ISO 9000 (P2) CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 (P2)

Trước thực tiễn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, có thể thấy điều quan trọng là các công ty, tổ chức...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 12. CÂU CHUYỆN NÚM CHỌN TÍN HIỆU(TUNER) CHƯƠNG 1 - PHẦN 12. CÂU CHUYỆN NÚM CHỌN TÍN HIỆU(TUNER)

Trước đây, sự cố máy vô tuyến truyền hình làm nhà sản xuất đau đầu là núm chọn tín hiệu( núm dò...