Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá

Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ:

Thứ nhất, ý tưởng đóng góp xuất phát từ những cá nhân không thuộc tập đoàn có thể giúp nhiều người tiêu dùng giải quyết được nhiều vấn đề nan giải.

Thứ hai, một dự án có thể kêu gọi nguồn vốn đóng góp ngoài các kênh huy động vốn thông thường của tập đoàn. Kế đến, nhiệm vụ của P&G là phải tìm ra cách giải quyết các giả thuyết hóc búa liên quan tới sản phẩm rồi mới có quyền hy vọng đạt được thành công. 


Gần cuối năm 2004, nhóm nghiên cứu Align đã xin được nguồn kinh phí lớn để tìm ra phương pháp kéo dài hơn nữa thời gian bảo quản sản phẩm. Hơn bao giờ hết, đây chính là lúc các nhà sáng chế phải đối mặt với thực tế: sức ép đến từ việc đầu tư vốn quá lớn vào một dự án có các dự báo thị trường không hề sáng sủa. McCarthy nói “mặc dù chúng tôi biết mình hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này nhưng trong lòng vẫn thấy lo lắng”.

Thông thường, các sản phẩm của P&G đều được triển khai qua các kênh phân phối lớn như Wal-Mart đi kèm với các chiến dịch quảng bá và quảng cáo rầm rộ tiêu tốn hàng chục triệu USD. Nhưng lần này thì khác. Quá trình cộng tác với Innosight bao gồm hai ngày làm việc trong phòng thí nghiệm đã giúp nhóm phụ trách dự án Align tìm ra phương án giới thiệu sản phẩm hoàn toàn mới “bảo đảm đầu tư ít nhưng lại thu được kết quả hơn mong đợi”.

Thay vì cứ loay hoay với bài toán đánh giá triển vọng của Align, nhóm tập trung xác định đâu là điểm then chốt để tạo ra một dự án mà tập đoàn mong đợi. Đó là gì nếu không phải việc trả lời 2 câu hỏi: Thứ nhất, các bác sỹ có ủng hộ lịệu pháp này không? Thứ hai, liệu người tiêu dùng có chấp nhận dùng sản phẩm hàng ngày hay không? McCarthy cho biết “thời gian tập huấn đã giúp chúng tôi thu hẹp phạm vi các vấn đề cần giải quyết trước khi cả chúng tôi và ban giám đốc đều thấy “có hứng” để tiến hành các bước tiếp theo.

Trước hết, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra phương pháp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, nhóm còn giới thiệu sản phẩm trên mạng; biến trang thông tin điện tử thành một quầy hàng ảo. P&G cũng không đổ quá nhiều tiền vào quảng cáo. Hãng đã nhờ tới mạng lưới trình dược viên hiện có để giới thiệu sản phẩm tới các bác sĩ tại ba thành phố. Cách phân phối sản phẩm như vậy mang lại nhiều lợi ích cho tập đoàn.

Hơn hết, nhờ bán hàng qua mạng và kiểm soát được dữ liệu liên quan, P&G có thể biết được liệu khách hàng có thử dùng sản phẩm Align một lần và quyết định dùng sản phẩm nhiều lần sau đó hay không. McCarthy bộc bạch rằng “điều khiến chúng tôi bất ngờ hơn cả chính là tác dụng của quảng cáo truyền miệng. Chúng tôi chỉ chú trọng bán sản phẩm tại ba thành phố nhưng sau bốn tháng, công việc kinh doanh đã mở rộng tới 49 bang. Sức lan toả của sản phẩm quả là không ngờ.”

Lấy ý tưởng từ viên thuốc tránh thai, nhóm nghiên cứu của P&G đã sáng chế và gói sản phẩm Align trong một bao bì trong suốt có in các ngày trong tuần để nhắc nhở người bệnh phải uống thuốc hàng ngày. Họ cũng đã bỏ dòng chữ “Từ những người tạo ra Metamucil” (Metamucil là một thành phần thay thế cho mô) trên các bao bì xuất xưởng lần đầu tiên bởi họ nhận ra rằng những người dùng Metamucil và bệnh nhân mắc chứng rối loạn tiêu hoá không nhất thiết là môt người.

Sau đó, nhóm tiến hành giới thiệu sản phẩm tới đông đảo các bác sĩ tại nhiều thành phố khác và chỉ định Walgreens là đơn vị bán hàng qua mạng cho mình. Chừng một năm sau, P&G thiết lập hệ thống phân phối dược phẩm. Nhờ vậy, bất kỳ hiệu thuốc nào tại Mỹ cũng có thể gọi điện cho nhà bán buôn và nhập sản phẩm chỉ trong vòng 24 giờ.

Đồng thời, các nhà nghiên cũng tìm ra phương pháp tăng thời gian bảo quản sản phẩm bằng việc thiết kế đặt thuốc trong một chiếc lọ có miệng nhỏ với chất làm khô bên trong, nhờ vậy thuốc có thể được bảo quản tới một năm. Vỏ bọc trong suốt mới thiết kế còn bảo quản được sản phẩm tới trên hai năm. Giải pháp mới về bao bì sản phẩm cho phép P&G tính đến chuyện mở rộng chuỗi phân phối bao gồm cả các cửa hàng bán lẻ ở ba thành phố.

Vào thời điểm này, đánh giá xem Align có tiếp tục trở thành nhãn hàng thứ 24 đạt giá trị tỷ USD của P&G hay không thì quả vẫn còn quá sớm. Thế nhưng, bản thân nỗ lực có chủ đích của tập đoàn trong việc theo đuổi các sáng kiến mang tính đột phá đã giúp họ khám phá ra những cơ hội kinh doanh còn tiềm ẩn, đưa ra những giả thuyết dựa trên các thử nghiệm nghiêm túc và hướng tới thành công. “Chúng tôi giám sát các thí nghiệm hết sức nghiêm ngặt và suy xét mọi khía cạnh của vấn đề bởi chúng tôi muốn mọi bước thực hiện đều phải hết sức đúng đắn”.

Bởi nhận ra tiềm năng to lớn của sản phẩm giúp cân bằng Bifantis ở ruột, P&G đã nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua mọi thách thức về công nghệ để cho ra đời sản phẩm chứa men probiotic dạng viên. Thành công trong phương pháp bảo quản và đóng gói một sản phẩm “quá ư khó giữ” như men probiotic, chuyên gia Nancy McCarthy đã mở ra một cơ hội kinh doanh đầy triển vọng cho P&G.

Bốn bài học cho những lãnh đạo muốn tạo ra đột phá

Để trở thành nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra đột phá trong kinh doanh, Giám đốc công nghệ của P&G Bruce Brown đã chia sẻ cho chúng ta bốn bí quyết sau đây:
- Đóng vai trò của người lãnh đạo, thay vì chỉ biết chỉ tay năm ngón. Thay vì chỉ đưa ra quyết định “không” hay “có”, hãy sát cánh giúp nhóm dự án của bạn giải quyết những khó khăn họ gặp phải trong quá trình thực hiện.
- Biết chấp nhận rủi ro. Là nhà lãnh đạo, bạn nên hiểu rằng cơ hội tạo ra bước đột phá thường phụ thuộc nhiều vào các phán đoán và rất ít luận cứ đã qua kiểm chứng.
- Tin vào các đánh giá của bản thân. Quả là một sai lầm tai hại khi chỉ nhất nhất dựa vào số liệu đơn thuần để đưa ra quyết định.
- Thay đổi lối tư duy. Trước kia, khi Brown phụ trách nhóm nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm dưỡng tóc của P&G, ông đã từng có lần dừng cuộc họp giữa chừng để mời thêm người tham gia để từ đó giúp các thành viên đang tham gia thảo luận có điều kiện tiếp cận với những đóng góp mới mẻ và khách quan hơn


CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ

Nhìn ra thế giới mới thấy Nhật Bản là nước đáng kể. Năm 1985, GDP tính trên đầu người ở Nhật đã vượt mười...

CHƯƠNG 1 PHẦN 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TPM CHƯƠNG 1 PHẦN 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TPM

Khái niệm bảo dưỡng phòng ngừa ( preventive maintenance) được hình thành từ Mỹ vào năm 1951. Trước đó, các công ty chỉ...

KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO

Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn bàn về gói kích cầu qua lãi suất của Việt Nam cùng những biện pháp kèm theo cần thiết...