Kể từ khi ban hành lần đầu tiên ban hành vào năm 1987, sau 2 lần sửa đổi vào năm 1994 và 2000, hiện nay ISO 9000 đã được áp dụng ở trên nước và vùng lãnh thổ. Đã có hơn 520000 tổ chức được chứng nhận theo ISO 9000 (theo điều tra của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá năm 2002). Tại Việt nam đã có hơn 1200 đơn vị được chứng nhận ISO 9000. Bên cạnh việc triển khai ISO 9000 trong các ngành sản xuất&dịch vụ, kể từ năm 2000, tiêu chuẩn ISO 9000 đã được triển khai thí điểm trong một số cơ quan thuộc hệ thống quản lý hành chính


Kết quả của việc áp dụng này đã dẫn đến một số cải tiến hiệu quả hoạt động góp phần vào chương trình cải cách hành chính
Với tính chất và cấu trúc “mở”, mô hình ISO 9000 có khả năng áp dụng trong tất cả các loại hình tổ chức bao gồm cả các đơn vị sản xuất và cơ quan nghiên cứu, quản lý, cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, trong công tác cải cách hành chính, việc nghiên cứu áp dụng một phần hay toàn bộ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000 vào trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính sẽ góp  phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ việc chuẩn hoá bộ máy tổ chức và các quá trình nghiệp vụ. Trong lĩnh vực quản lý hành chính khái niệm “chất lượng của công việc” đồng nghĩa với việc việc “đạt được mục tiêu”. Nghĩa là các sản phẩm cuối cùng của cơ quan quản lý hành chính (thường là các văn bản quyết định) phải đạt được mục tiêu đã định: đáp ứng yêu cầu của đối tượng yêu cầu (ISO gọi là khách hàng – thường là các tổ chức hoặc cá nhân công dân), đáp ứng được các yêu cầu, qui định của pháp luật, các  chế độ chính sách, mối liên hệ với các cơ quan khách trong hệ thống. Trong các cơ quan hành chính, “quản lý chất lượng” đồng nghĩa với việc tổ chức bộ máy vận hành theo các qui trình quản lý quá trình nhắm tới việc  đạt được các mục tiêu đã định, hoàn thành các chức năng nhiệm vụ của mình
 Mô hình Hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra một khuôn khổ cho việc xây dựng hệ thống quản lý cho các tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 9000 đòi hỏi các tổ chức xây dựng hệ thống quản lý cho 4 lĩnh vực sau:
1. Công tác tổ chức: phải xác định và xây dựng
  - Cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức
  - Hệ thống chỉ đạo về nghiệp vụ và chất lượng (báo cáo và chỉ đạo)
  - Danh mục các văn bản pháp qui qui định về chế độ, lề lối làm việc: tên, tóm lược nội dung, nơi ban hành
  -  Mô tả công việc đối với từng vị trí: trách nhiệm, quyền hạn, trình độ yêu cầu, người báo cáo tới, người thay thế.
2. Công tác quản lý nhân lực: tập trung vào các nội dung
 - Kế hoạch đào tạo nội bộ
 - Qui trình đào tạo nội bộ
 - Phương pháp và cách thức đánh giá hiệu quả đào tạo
 -  Hồ sơ đào tạo cá nhân
3. Công tác kế hoạch và đánh giá kết quả hoạt động: tiêu chuẩn nhấn mạnh vào
   Mục tiêu hoạt động của từng bộ phận: các chỉ tiêu về thời gian, đầu việc, mức độ hoàn thành công việc
  Với từng mục tiêu cần có kế hoạch chất lượng chi tiết đề cập đến việc tổ chức triển khai thực hiện
   Lượng hoá các chỉ tiêu chất lượng: các kết quả công việc có được qui định chi tiết, đo lường được
4.Qui trình tác nghiệp
 Các công việc, nhiệm vụ có các sản phẩm cụ thể: báo cáo, thông tin, văn bản, biên bản, sự kiện…
  Với mỗi sản phẩm (quyết định, văn bản) có qui trình thực hiện chi tiết bao gồm: trình tự các bước, trách nhiệm có liên quan, kết quả cần đạt được, các hồ sơ, tài liệu, văn bản như biểu mẫu, sổ sách  cần sử dụng
· Cách thức quản lý các sản phẩm không đạt yêu cầu
· Cách thức kiểm soát trong quá trình công việc và các sản phẩm
· Các lĩnh vực cơ bản trên được vận hành dựa trên nguyên tắc cơ bản là PDCA: Lập kế hoạch- Hành động-Kiểm tra-Hành động để đảm bảo hệ thống đạt được mục tiêu đã được thiết lập.


MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP : CÓ LUÔN LÀ ĐIỀU TỐT? MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP : CÓ LUÔN LÀ ĐIỀU TỐT?

Khi kinh doanh, một số công ty luôn đặt tính minh bạch như là tiêu chuẩn uy tín hàng đầu. Còn công ty của bạn thì sao? Bài...

CHƯƠNG 4 PHẦN 2. NỘI DUNG CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI TPM. CHƯƠNG 4 PHẦN 2. NỘI DUNG CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI TPM.

Nội dung chính thực hiện trong từng bước như sau:

CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (P1) CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (P1)

TPM đã chỉ ra được “ Sáu tổn thất lớn” mà các thiết bị dùng trong sản xuất thường mắc phải, đó là: Thiết bị,...

YÊU CẦU CỦA GMP YÊU CẦU CỦA GMP

Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy...

CHƯƠNG 6 PHẦN 6. CÁCH PHÁT BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC. CHƯƠNG 6 PHẦN 6. CÁCH PHÁT BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC.

Khi phát biểu kết quả hoạt động của nhóm QC cần phải được thực hiện như sau: