Tư vấn Tiêu chuẩn ISO

           ISO/TS 16949: 2009 có tên gọi đầy đủ là Các hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu đối với việc áp dụng ISO 9001:2008 cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan đến linh kiện cho ngành ô tô xe máy. Quy định kỹ thuật này do Nhóm công tác đặc biệt về ô tô Thế giới (IATF - International Automotive Task Force) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ban hành với sự hỗ trợ của Ban kỹ thuật TC 176 (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng) của tổ chức ISO. Quy định kỹ thuật này áp dụng cho các hoạt động thiết kế và phát triển, sản xuất và, nếu có, lắp đặt và cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm liên quan trong ngành công nghiệp ô tô xe máy.

          ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Việt Nam biên soạn TCVN 22000:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này tập trung vào an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm.

 

          Một trong những giải pháp toàn diện mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro gây mất an toàn thông tin là việc chuẩn hóa công tác đảm bảo ATTT theo các tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thông tin như tiêu chuẩn ISO 27001.

            ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

           Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thích hợp cho mọi loại hình tổ chức và được thừa nhận trên toàn thế giới như một hệ thống quản lý chất lượng vô giá. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thích hợp cho mọi tổ chức thuộc mọi lĩnh vực và sẽ giúp tổ chức của bạn cải thiện các quá trình quản lý để cạnh tranh trong khu vực hoặc trên toàn cầu.

          Ngành công nghiệp hoá dầu, khí đốt và dầu mỏ là một trong những ngành có nguy cơ rủi ro mang tính thảm họa nhất. Nếu chất lỏng và khí nguy hiểm bị xử lý sai hoặc không được quản lý đúng cách, chúng có thể gây thiệt hại rất lớn đối với con người và môi trường. Vấn đề phức tạp nằm ở chỗ các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị trong ngành này lại nằm phân tán trên toàn cầu và hoạt động ở các nước kém phát triển và mang nhiều bản sắc văn hoá khác nhau. Vì vậy sẽ là cần thiết phải có một hệ thống toàn vẹn ở một mức độ cao để duy trì các hoạt động của ngành này diễn ra an toàn và suôn sẻ. Đây chính là mô hình lý tưởng cho các doanh nghiệp để góp phần bảo vệ đối với môi trường, cộng đồng và con người. Cách thức hiệu quả để tiến tới giải pháp hoàn hảo này chính là thông qua chứng nhận ISO 29001.

            Năng lượng đã và đang trở thành một thước đo quan trọng cho các tổ chức. Tiết kiệm năng lượng có nghĩa là tiết kiệm các chi phí hoạt động. Điều đó cũng hàm nghĩa cắt giảm các lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đối với tài nguyên thiên nhiên. Những hành động cụ thể này của các tổ chức nhằm phát huy và đóng góp cho sự phát triển bền vững. Khi triển khai hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 50001, các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng và thậm chí cả các ngành khác cũng có thể cải tiến một cách đáng kể đối với việc sử dụng năng lượng, tối ưu hoá nguồn tiêu thụ và sử dụng năng lượng tái tạo.

             Tất cả các tổ chức thuộc mọi ngành nghề đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc minh chứng được với các nhà đầu tư, với nhân viên, với khách hàng và các bên hữu quan khác về việc họ đã hoàn tất hoạt động kiểm soát Sức Khỏe và An Toàn Lao Động, thể hiện qua việc quản lý được các rủi ro và và cải thiện các ảnh hưởng hữu ích từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.