TPM đã chỉ ra được “ Sáu tổn thất lớn” mà các thiết bị dùng trong sản xuất thường mắc phải, đó là:
Thiết bị, máy móc bị lỗi hoặc hỏng hóc.
Chuẩn bị và hiệu chỉnh thiết bị mất nhiều thời gian.
Thiết bị chạy không tải và bị gián đoạn khi đang vận hành.
Tốc độ vận hành bị giảm sút.
Sản phẩm đầu ra bị khuyết tật.
Hiệu suất thiết bị giảm sút.
Hỏng hóc là 1 loại lãng phí điển hình của thiết bị, nó xảy ra tại các bộ phận riêng lẻ, điều đó buộc chúng ta phải tập trung nhiều hơn nữa để loại bỏ các tổn thất trên. TPM là chìa khoá chính giúp loại bỏ những nguyên nhân gây ra “Sáu tổn thất lớn” cho trang thiết bị.
Cách duy nhất để các công ty biết được họ có cần phải loại bỏ các lãng phí hay không thì phải thông qua đo lường tính hiệu quả trong hoạt động của thiết bị (hệ số OEE). Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các quy trình sản xuất của các công ty đó phải được đo lường, bao gồm các công việc trước khi đưa vào sản xuất, trong khi sản xuất và các công việc sau quá trình sản xuất. Mỗi quy trình đều có ảnh hưởng đến quy trình đi sau nó, nếu nó được thực hiện tốt thì quy trình theo sau sẽ tốt và ngược lại.


Thiết bị, máy móc bị lỗi hoặc hỏng hóc.
Yếu tố đầu tiên trong “Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là : thiết bị bị lỗi, hỏng hóc và thời gian chết của thiết bị. chúng ta có 2 loại hỏng hóc cơ bản, đó là: dạng hỏng hóc xảy ra ngẫu nhiên và dạng hỏng hóc xảy ra thường xuyên.
Dạng hỏng hóc xảy ra ngẫu nhiên
Đây là dạng hỏng hóc xảy ra rất đột ngột, nguyên nhân thường là một bộ phận trong thiết bị ngưng hoạt động trong 1 khoảng thời gian dài. Tuy không xảy ra thường xuyên nhưng hậu quả của nó để lại rất rõ ràng, nó có thể gây hư hại cho các  hệ thống cơ khí và hệ thống điện thuộc thiết bị. Chìa khoá chính để giải quyết loại hư hỏng này là khôi phục lại trạng thái làm việc bình thường của thiết bị.
Dạng hỏng hóc xảy ra thường xuyên:
Dạng hỏng hóc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nó xảy ra rất thường xuyên. Hỏng hóc thường xuyên là kết quả của việc thiết bị bị lỗi khi được sản xuất, các công cụ hỗ trợ chưa hợp lý, nguyên vật liệu không phù hợp, phương pháp vận hành chưa đúng.
Đặc điểm của dạng hỏng hóc này là:
-          Do các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra.
-          Thường có nhiều nguyên nhân.
-          Xảy ra với tần suất cao.
-          Không gây tổn thất lớn trong 1 lần xảy ra.
-          Rất khó xác định được số lượng.
Nhân viên Vận hành có thể khôi phục lại trạng thái làm việc của thiết bị 1 cách nhanh chóng khi dạng hỏng hóc này xảy ra. Các nhà quản lý và các nhân viên sản suất sẽ phải chấp nhận loại hỏng hóc này như là 1 nhân tố khả biến không thể kiểm soát được trong quy trình sản xuất.
Để giải quyết được dạng hỏng hóc thường xuyên này và để loại trừ được những tổn thất do nó gây ra thì yêu cầu công ty làm việc nhóm 1 cách rộng rãi, khuyến khích các ý tưởng mới, và không ngừng cải tiến. Thực tế thì nhiều nhà sản xuất đã có những cách thức, phương pháp đúng đắn để tối thiểu hoá được các tổn thất do hỏng hóc ngẫu nhiên gây ra. Tuy nhiên,họ lại ít quan tâm tới việc phòng ngừa dạng hỏng hóc thường xuyên. Nếu loại trừ được càng nhiều các hỏng hóc cũng như các lỗi của thiết bị thì càng nâng cao được hệ số sẵn sàng của thiết bị. Tần suất xảy ra hỏng hóc thường xuyên càng gia tăng sẽ dẫn tới hậu quả là tần suất các hỏng hóc ngẫu nhiên cũng gia tăng theo, điều đó đồng nghĩa với việc thiết bị càng dễ và nhanh hư hại. Nói cách khác, bất kỳ tổn thất nào được loại trừ thì sẽ càng làm tăng thời gian hoạt động cũng như hệ số sẵn sàng của thiết bị.
 
 


TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...

"CƠN SỐT PALIN" HAY CHIẾN LƯỢC MARKETING DỰA HƠI NGƯỜI NỔI TIẾNG.

Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...

QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control) QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control)

          Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được...

CHƯƠNG 3 PHẦN 4. DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỪ ĐẦU. CHƯƠNG 3 PHẦN 4. DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỪ ĐẦU.

1. Duy trì chất lượng.  Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm...