Trước tiên ta đưa ra câu hỏi: “tôi được cử đến đây để xem quản lý chất lượng của quý công ty. Nếu ở đây đang thực hiện việc quản lý chất lượng thì chắc chắn có người phụ trách. Vậy xin vui lòng cho tôi gặp người phụ trách của công ty”. Sau khi nhận câu chất vấn thứ nhất này, có công ty ngỡ ngàng, náo loạn lên. Công ty chế tạo có thể nói là nơi bán chất lượng, vì thế việc tìm cách bán hàng xấu để nhận tiền có thể xem là một loại hành vi lừa dối. Nếu nhận thức được điều này, chắc chắc công ty sẽ biết sự cần thiết phải có người phụ trách. Nói khác đi cần có người biết rõ nhất về chất lượng, người chịu trách nghiệm về vấn đề này.
 Lát sau, họ dẫn người có trách nghiệm đến, chúng ta sẽ đưa ra câu hỏi , tiếp theo: “ Xin cho tôi biết, tuần vừa qua ở quý công ty hàng xấu phát sinh nhiều nhất là cái gì? Nhiều thứ hai là cái gì? Lần lượt đến cái thứ năm?
 Khi bị hỏi như vậy chắc chắn họ sẽ ngơ ngác, náo loạn lên, cho đi tìm trưởng ban kiểm tra. Nếu người phụ trách chất lượng mà không biết chỗ này thì không thể nói là người phụ trách được. Một lát sau chắc chắn sẽ có câu trả lời đưa ra và chúng ta sẽ đưa ra câu hỏi cuối cùng: “ Vậy thì anh có biết hàng xấu phát sinh nhiều nhất là khi nào? Làm thế nào anh có thể biết được? Qua điện thoại hay từ người phụ trách khâu ấy? Nghe xong anh đã làm thế nào, triệu tập cuộc họp? Nếu đã họp vui lòng cho chúng tôi xem biên bản cuộc họp?”
 Nói chung đến chỗ này thì sự việc sẽ được sáng tỏ là công ty có thực hiện TQC hay không.
 Trong quản lý chất lượng, trước tiên là phải nghiêm túc ba vấn đề trên. Phải cử ra người phụ trách, người này phải biết tất cả tình hình về chất lượng, và khi này sinh vấn đề, phải hành động xử lý ngay. Nếu thành công thì phải biết “chỗ hở” bằng cách tiêu chuẩn hóa để không phát sinh hàng xấu lần thứ hai. Đấy là “vòng quản lý”. Việc làm cho vòng này quay tốt là quản lý chất lượng.
 Sự việc trên cũng giống như công ty quyết định người phụ trách( người chịu trách nghiệm) về tiền. Nếu người này nắm bắt tất cả mọi vấn đề về tài chính và tìm cách giải quyết khi có vấn đề, thì việc làm của anh ta gọi là quản lý tài vụ. Về nhân sự, về bán hàng cũng vậy. Quản lý nghĩa là lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh( 4 bước luân phiên này gọi là vòng quản lý) khái niệm này dịch từ tiếng Anh plan-do-chech-action.
 Ở bất cứ công ty nào, người ta cũng quyết định người chịu trách nghiệm về tài vụ, bán hàng… và cho vòng quản lý chuyển động. Nếu không làm thế thì sẽ không thể nào kinh doanh được. Nhưng đến nay, chúng ta thấy có nhiều nơi không làm tốt việc cử người chịu trách nghiệm tối cao về chất lượng để làm cho vòng qurn lý chuyển động. Nhưng thế thì công việc không trôi chảy được. Quản lý không chỉ tạo ra tổ chức hay chỉ hướng dẫn, mà là vận dụng những cái ấy như thế nào, cách điều khiển toàn thể công ty như thế nào. Trên nền như thế nhóm QC ra đời.

 


CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ

1.   Thiết bị lỗi hoặc hỏng hóc. Yếu tố đầu tiên trong “ Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là thiết bị...

CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE). CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE).

1.   OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...

ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2) ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2)

Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...

VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG

Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng...