Tuy rằng chúng ta nói việc phán đoán chỉ dựa theo số liệu nhưng trong thực tế phải chú ý đến cách lấy số liệu. Sau đây chúng tôi sẽ kể một câu chuyện làm ví dụ điển hình.
 Có một ông thầy của một trường đại học Y khoa công bố luận văn có tựa đề “Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sự phục hồi của bệnh nhân”. Trong luận văn có đưa ra số liệu về tiếng ồn trong các phòng bệnh, cùng với sự phục hồi của nhiều bệnh nhân đã ở các phòng bệnh ấy, hay nói khác đi là số liệu về số ngày tính từ lúc vào viện đến khi xuất viện. Nhưng có một ông thầy khác thấy lạ khi đọc luận văn này. Đúng là bệnh viện đó phân chia phòng cho bệnh nhân theo mức độ bệnh nhưng khi đến đó điều tra thì ông ta mới biết được điều sau: bệnh viện đó để bệnh nhân bệnh nặng ở tầng dưới, bệnh nhân nhẹ ở tầng trên. Các tầng dưới thì ồn, còn các tầng phía trên thì yên tĩnh. Không có gì đặc biệt ngoài việc những bệnh nhân dễ chữa được đưa vào nơi yên tĩnh.
 Chỉ nhìn sự việc bằng thống kê mà quên chú ý về cách lấy số liệu có thể phạm sai lầm nguy hiểm. Nếu không biết rõ điều kiện khi lấy số liệu, ta có thể nhầm lẫn vơi nguyên nhân khác. Trong thống kê học người ta gọi đó là sai sự thật.
 Trong thực tế, có nhiều điều khác với điều ta tưởng. Tâm lý con người thường là: dù chỉ có một ít số liệu, nhưng chúng giống nhau như dự đoán thì ta vui mừng kết luận ngay theo ý mình. Vì thế không chỉ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, mà trong lĩnh vực khoa học xã hội, kinh tế cũng đã có nhiều kết luận sai lầm với số liệu dẫn chứng, nhiều trường hợp dẫn đến kết quả tai hại. Tuy nhiên, một khi đã thành định kiến, dù gặp chứng minh phản bác, người ta khó mà vứt bỏ được nếp nghĩ cũ. Đây cũng là chỗ phiền toái, khó xử.
 Chính vì thế, làm thế nào để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan ta cần có phương pháp luận để có thể đưa ra phán đoán không thiên lệch, đấy là thống kê học. Ở phần trước, việc tập hợp số liệu tính trị trung bình và vẽ biểu đồ chính là làm thống kê. Nhưng chỉ như thế thì không được, chúng ta cần phải biết nguyên lý làm thế nào để có câu trả lời không thiên lệch, nếu không chúng ta sẽ phạm sai lầm.
 Nói như vậy nghe có vẻ khó khăn lắm, nhưng thực ra nguyên lý ấy lại khá đơn giản.

 


NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000

Để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng iso 9000. Cơ quan / doanh nghiệp cần những yếu tố...

LỢI ÍCH CỦA ISO 9000 LỢI ÍCH CỦA ISO 9000

Trong bối cảnh hiện nay, các đối tượng khách hàng ngày càng trở nên phức tạp; họ được cung cấp nhiều thông tin...

CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN  ISO 9000 (P1) CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 (P1)

Có thể nói, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn...

CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN  ISO 9000 (P2) CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 (P2)

Trước thực tiễn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, có thể thấy điều quan trọng là các công ty, tổ chức...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 12. CÂU CHUYỆN NÚM CHỌN TÍN HIỆU(TUNER) CHƯƠNG 1 - PHẦN 12. CÂU CHUYỆN NÚM CHỌN TÍN HIỆU(TUNER)

Trước đây, sự cố máy vô tuyến truyền hình làm nhà sản xuất đau đầu là núm chọn tín hiệu( núm dò...