Làm thế nào để lấy được số liệu có ích ngay? Điều này rất đơn giản, chỉ cần ghi chép như điều kiện đang diễn ra ở nơi sản xuất rồi phân tích. Thí dụ: khi cho thay đổi nhiệt độ, nói khác đi khi chọn nhiệt độ là số liệu tham khảo, thì ta chỉ ghi lại con số vị trí của nút điều chỉnh nhiệt độ. Nếu là lượng vật liệu thì ghi: dùng xẻng vào, xúc một lần mấy cái, ngoài ra còn ghi cách làm thực tế như cách xúc, cách đưa vào liên tục hay cách quãng. Giả sử, ta chỉ ghi một lần đưa vào mấy kg vật liệu thì sau này chỉ biết khối lượng tốt. Nhưng nếu thay công nhân thì thì cách làm có thể thay đổi và chưa chắc kết quả như trên đã là tốt nhất. Ngoài ra, có khi còn phải kiểm tra lại cách đưa vào.
 Khi kểm tra nhiệt độ hàn kim loại cũng vậy, ngoài nhiệt độ của mỏ hàn ta phải ghi cả điện áp lúc đó và cách làm. Khi hàn liên tục thì nhiệt độ ở đầu mỏ hàn sẽ giảm xuống do mất nhiệt. Vì thế nếu nếu chỉ ghi nhiệt độ thôi thì sau  đó tùy theo tần số hàn, cấu tạo hay nhiệt dung của vật hàn, kết quả có thể khác hẳn nhau.
 Như chúng ta đã phân tích nhiều lần, chế tạo là “vật lộn” với thực tế và ở đây chúng ta không thành công không được. Vì thế, giả sử có được một kết quả, nhưng khi cho làm tiếp không ra kết quả tương tự thì không ổn. Tóm lại, ta phải làm thế nào để có thể đảm bảo được tính lặp lại và tính phổ biến.
 Thí dụ, khi dạy cách nấu cơm ngon, ta chỉ định lượng gạo và lượng nước là điều đương nhiên. Nhưng nếu nhiệt độ bị chỉ định thì người nấu cơm sẽ gặp khó khăn, vì không biết làm thế nào để đạt được nhiệt độ đó. Nếu không làm thế và đưa ra hướng dẫn cụ thể như nấu loại gạo nào, chọn nồi nào, ban đâu để lửa to tối đa mấy phút thì người học có thể nấu được cơm như nhau bằng cách làm giống nhau. Đến đây, các bạn có thể hiểu chỉ dẫn chế tạo giống như chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình. Nhìn trên quan điểm quản lý chất lượng, sản xuất vật chất cũng giống như chế biến món ăn.

 


NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP

1. Đặt vấn đề Trong chiến lược kinh doanh, tận dụng cơ hội và khắc phục thách thức của môi trường đối...

CHƯƠNG 7 PHẦN 6. ĐIỀU TRA Ý THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG 7 PHẦN 6. ĐIỀU TRA Ý THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Để việc giáo dục, lập kế hoạch, thực thi và xúc tiến quản lý chất lượng có hiệu quả; xí nghiệp cần điều tra...

6 CÁCH GIÚP DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA CHÔNG GAI NĂM 2009 6 CÁCH GIÚP DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA CHÔNG GAI NĂM 2009

Những người bạn của tôi – cũng là các chủ các doanh nghiệp – đã tâm sự với tôi về nỗi lo sợ cho năm 2009 sau khi có...

SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P3) SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P3)

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MANG TÍNH TOÀN CẦU