Dần dần, quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản trở nên nổi tiếng khắp thế giới, được đón nhận ở mọi nơi không phân biệt thành phần. Nhưng về bản chất đây là công việc âm thầm. Trong công nghệ chế tạo, thông thường người ta làm ra hàng tốt là điều đương nhiên, còn nếu phát sinh hàng xấu thì chắc là do công nhân thiếu năng lực tay nghề. Nói khác đi, người ta tư duy theo kiểu nếu công nhân không làm sai lệch thì đương nhiên phải ra được hàng tốt. Cách tư duy này giống như việc không chấp nhận sai một đồng trong kế toán, nếu sai thì người kế toán trưởng chịu trách nghiệm và bị khiển trách.

- Người lao động lo sợ làm sai -

Với cách suy nghĩ này mà nhìn vào công việc chế tạo thì người ta sẽ thấy không nhất thiết phải chú ý đến quản lý chất lượngmà chỉ cần người quản đốc nới chế tạo đó làm việc nghiêm chỉnh là được. Người không trực tiếp đứng trong dây truyền sản xuất mà nói đến việc này là thừa. Cách nghĩ như thế vẫn còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản. Trong môi trường như vậy, một người nhân viên hoặc một cán bộ muốn đưa quản lý chất lượng vào là rất khó thực hiện, cách tốt nhất là làm sao cho lãnh đạo thực sự quan tâm và muốn thực hiện quản lý chất lượng.


 Để thực hiện, cần có chuyên gia vừa làm chất xúc tác, vừa là người nhiệt tình phụ trách. Điều này cũng khá đơn giản, dù một người đến bây giờ đã làm nghề khác hẳn, nhưng nếu được cho đi học chính quy và có ý thích làm thì họ sẽ cảm thấy thích thú, hấp dẫn và tiếp tục theo đuổi rồi trở thành kẻ “sùng đạo”. Đương nhiên, cũng có ngoại lệ nhưng theo kinh nghiệm, nếu là nhà kỹ thuật nghiêm túc thì có thể đảm đương được. Bởi vì quản lý chất lượng là truyền dạy trình tự cải tiến. Nói khác đi, cứ làm đúng theo trình tự đã được hướng dẫn thì sẽ tuần tự nhìn ra và giải quyết được những cái mà từ trước đến nay không ai để ý đến. Điều này cũng giống như nhờ có kính hiển vi, người ta khám phá hết điều này đến điều khác trong thế giới vi mô mà mắt thường không thể thấy được. Hơn nữa, nhờ những thành quả đạt được, tỷ lệ hàng xấu giảm xuống, giá thành hạ xuống trông thấy, người thực hiện sẽ cảm thấy phấn khởi.
 Phần trước, chúng ta có nói hoạt động nhóm QC giống như hoạt động thể thao nên mọi thành viên đã bắt đầu ngồi vào thảo luận là quên cả giờ giấc. Hơn nưa, lúc thảo luận dù thiếu tri thức về kỹ thuật nhưng qua việc tập hợp số liệu và phân tích vẫn tìm được nguyên nhân mấu chốt của vấn đề. Cảm xúc lúc ấy không thể diễn tả bằng lời được. Chỉ cần tìm đúng được một lần là sau đó bị cuốn hút theo luôn.

 


MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT

Gợi ý thực hành phân tích SWOT   Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời...

CHƯƠNG 5 PHẦN 2. THIỂN KHAI ÁP DỤNG TPM CƠ BẢN. CHƯƠNG 5 PHẦN 2. THIỂN KHAI ÁP DỤNG TPM CƠ BẢN.

Quá trình thực hiện TPM cơ bản có thể được phân chia thành các bước đó là: Bước chuẩn bị, Bước 1 – Vệ sinh ban...

THỜI ĐIỂM KHÓ KHĂN CHÍNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ ĐỔI MỚI. THỜI ĐIỂM KHÓ KHĂN CHÍNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ ĐỔI MỚI.

Chắc chắn, nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm tốt để đổi mới, theo như...

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 9000

Để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng iso 9000. Cơ quan / doanh nghiệp cần những yếu tố...