Có một nhà hàng ở Nhật luôn luôn ghi lại số liệu liên quan đến khách theo yêu cầu của bà chủ. Chính vì vậy mà bà chủ nhà hàng đã làm được  điều tuyệt vời.


Cách làm ở nhà hàng này là: sau khi khách ăn xong, nhân viên dọn bát đĩa xuống và ghi lại món ăn còn dư. Với khách quen, bà chủ cho làm phiếu riêng. Làm như vậy nhà hàng sẽ biết được danh sách khách nào thích ăn những món nào và ăn còn thừa món nào.
 Khi đã lấy được quá nhiều số liệu, bà chủ cho sắp xếp lại. Qua đó, cũng có thể biết được các loại rượu mà khách thích, các món khai vị và súp được khách hưởng ứng như thế nào, rồi làm ra vài mẫu kết hợp. Đồng thời, nhờ việc phân tầng theo địa phương các khách từ phương xa đến, bà ta biết được khẩu vị khác nhau của từng khách. Điều này thể hiện rõ ràng ở lượng nước tương còn lại trên đĩa chấm cá sống ( SHASHIMI-món cá sống ở Nhật), ở cách ăn Tempura( món tôm, mực, rau… lăn bột chiên), chấm nước tương mặn hay nước tương pha củ cải mài. Sau đấy, căn cứ trên những số liệu này, bà ta bàn với đầu bếp biết làm món ăn sống để làm thực đơn sao cho hợp khẩu vị của khách.
 Sau một thới gian, nhà hàng này được nổi tiếng là ngon. Ngon ở đây nên hiểu theo nghĩa khách đã ăn món hợp khẩu vị hơn là món ăn ngon. Nói đúng hơn là khách hàng rất thoải mái sau khi ăn ở đây. Vì quan tâm đến quản lý chất lượng nên bà chủ còn chú ý đến các dụng cụ trên bàn ăn, cách đón tiếp khách và nghiên cứu tất cả qua số liệu. Chính vì vậy mà khách hàng hài lòng về “chất lượng phục vụ” của nhà hàng.
 Sau đó câu chuyện này đã được giới thiệu trên một kênh truyền hình, sau đó đã có rất nhiều thư của khán giả gửi đến. Các chuyên gia đã phân tầng và thống kê xem và thấy rằng thư từ thành phố OSAKA và thành phố NAGASAKI đến nhiều nhất. Sau đó khi tìm hiểu họ mới biết hai thành phố trên là nơi học nghề và tu nghiệp cuả nhiều đầu bếp trên toàn quốc.


CHƯƠNG 4 PHẦN 3. CÁC YẾU TỐ ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG TPM. CHƯƠNG 4 PHẦN 3. CÁC YẾU TỐ ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG TPM.

            Thực hiện thành công TPM là một thử thách khó đối với mọi tổ chức, nó đòi hỏi sự cam kết thực sự...

NHỮNG XU HƯỚNG MỚI KHI SỬ DỤNG ISO 9000 NHỮNG XU HƯỚNG MỚI KHI SỬ DỤNG ISO 9000

Hiện nay, với sự cạnh tranh mạnh mẽ và trong quá trình toàn cầu hoá, những yêu cầu hội nhập và sự cạnh tranh đã...

8 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 8 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Là một quy tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ chức, nhằm cải tiến liên tục hoạt động của...

YÊU CẦU CỦA GMP YÊU CẦU CỦA GMP

Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy...

SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P1) SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P1)

Chúng ta đã tập trung vào các cách một DN có thể xây dựng và mở rộng các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình. Chúng ta đã...