1. Khái niệm về môi trường doanh nghiệp

-   Môi trường doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng, yếu tố, điều kiện ảnh hưởng tới chiến lược đến các quyết định và chương trình hành động.
-   Doanh nghiệp (DN) không thể tác động tới môi trường mà chỉ bị tác động bởi môi trường, môi trường tồn tại khách quan ngoài ý muốn của DN.
-   DN khó có thể dự báo đựợc  chính xác sự biến đổi của môi trường, sự tác động của các yếu tố của môi trường đến DN có thể là trực tiếp có thể là gián tiếp. Theo cách tác động đó người ta phân biệt ra 2 loại là Môi trường vĩ mômôi trường vi mô.
 


  1. Môi trường Vĩ mô.

Là tập hợp các lực lượng, các yếu tố, các điều kiện có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi DN và các ngành khác nhau.   
   
      2.1. Môi trường kinh tế.

Là tập hợp tất cả các yếu tố, các xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc trưng, các đặc điểm của dân cư như tốc độ phát triển kinh tế, mức thu nhập quốc dân.
- Phân bố dân cư.
- Tuổi đời.
- Kết cấu lực lượng lao động.
- Lạm phát.
- Lãi suất.

*  Ở Việt nam nền kinh tế có những đặc điểm sau:

- Trình độ lao động thấp.
- Lạm phát cao.
- Tốc độ phát triển cao.
-  Thu nhập không đồng đều.



                                 

- Đường phân bố của cải càng cao dẩn tới Xã hôi phân bố giàu nghèo càng cao.
- Dân số trẻ.
-  Đô thị hóa.

2.2. Môi trường pháp lý.

          - Thể chế chính trị.
          - Môi trường pháp lý.
          - Pháp luật                 
          - Quy định, quy chế, quy tắc.
·         Luật lao động.
·         Thuế xuất nhập khẩu.
·         Giá.
*  Việt Nam:
- nền kinh tế thi trường (cơ chế, điều tiết nền kinh tế).
- Tham nhũng (hiệu lực bộ máy công quyền thấp).
- Phân biệt đối xử DN Nhà nước và Tư nhân.

2.3. Môi trường Văn hóa, Xã hội.

Bao gồm các yếu tố về chính trị, lý tưởng, các điều kiện về phong tục tập quán, tôn giáo cho phép phân biệt nhóm người này với nhóm người khác, Xã hội này với xã hội khác. Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DN. Cụ thể là.
-  lực lượng lao động.
-  Marketing.
-  Quản lý nhân lực
-  Phương pháp quản lý.
-  Kinh doanh của DN.

*  Các đặc trưng môi trường DN.

- Đa dân tộc (Nét văn hóa đặc trưng).
- Chủ yếu theo đạo phật.
- Gia đình truyền thống.
- Quyền dân chủ phát triển ở mức độ chưa cao.
- Lực lượng lao động. (chưa tự giác, lỹ năng, trình độ).

2.4. Môi trường công nghệ

Hiện nay xuất hiện rất nhiều công nghệ mới làm thay đổi phương pháp sản xuất và quản lý  của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp cũng như các nghành công nghệ khác nhau, làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh, đặt ra rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp.
 Nghành Công nghệ mới; công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nanô, tự động hóa -> làm thay đổi về:
- Sản phẩm
- Phương pháp quản lý : môi trường đào tạo, Kinh doanh điện tử, Chính phủ điện tử
-  Phạm vi hoạt động( ko gian sản xuất ,thị trường thay đổi).
- Kết cấu lao động( máy tự động) trực tiếp giảm,gián tiếp tăng,
- Phương pháp xử lý sự thay đổi tác động dến doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường.
- Tăng năng suất.
- Tiết kiệm chi phí.
- Giảm lao động.
- Đối thủ chọn.
- vòng đời công nghiệp.
-  đầu tư lớn.
-  đào tạo nhân lực tăng.
- Ít biến đổi nhanh.

2.5 Môi trường toàn cầu

Toàn cầu  hóa nền kinh tế đang là xu thế  lớn ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp.
- Phạm vi hoạt động  toàn cầu
- Thị trường toàn cầu
- Xuất hiện nhiều liên minh trên thế giới.EU, ASIAN.
 
3.  Môi trường cạnh tranh nghành.
 
- Môi trường cạnh tranh là tập hợp tất cả các yếu tố, các lực lượng chủ yếu quyết định sự  cạnh  tranh trong 1 ngành công nghệ.
- Sự cạnh tranh ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của nghành công nghệ.Tính hấp dẫn của nghành công nghệ là tiềm năng sinh lợi của qúa trình cạnh tranh của ngành đó. Phụ thuộc nhiều vào sự tương tác mối quan hệ giữa các lực lượng cạnh tranh trong 1 ngành. Sự cạnh tranh trong 1 ngành ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp trong nghành đó. Cạnh tranh là quy lụât tất yếu của mọi ngành công nghiệp. Tuy nhiên phương thức cạnh tranh đặc điểm cạnh tranh khác nhau từng ngành này và ngành khác.
 
Michal Porter đưa ra sơ đồ gồm 5 lực lượng cạnh tranh chủ yếu :

                            



3.1.  Sức ép của người nhập ngành tiềm năng.

Những người mới và ngành thường mang đến cho ngành đó những tiềm năng mới,công nghệ sản xuất hiện  đại, vốn kinh doanh lớn, chất lượng nhân sự cao, điều đó đã tạo ra những ưu thế nhất định trong ngành đó…
Ngành của những người mới Các nhà sản xuất trong ngành thường củng cố và nâng cao rào chắn ngăn cản sự tham gia vào ngành của những người nhập ngành tiềm năng.
Rào chắn nhập ngành : là tập hợp tất cả các yếu tố gây cản trở hạn chế sự tham gia của những người mới và ngành. Có nhiều yếu tố cấu thành nên rào chắn của ngành công nghiệp như: nhu cầu về đầu tư, kỹ thuật quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, lối vào mạng phân phối.

 a. Nhu cầu vốn đầu tư.

Thông thường để thâm nhập vào 1 lĩnh vực hđ mới các nhà sản xuất phải đầu tư rất lớn để xây dựng nhà máy.
- Mua bản quyền công nghệ
- Tuyển dụng đào tạo công nghệ
- Thiết lập mạng phân phối
- Đầu tư cho quảng cáo giới thiệu sp
Nếu đầu tư ban đầu lớn thì khó khăn nhập ngành càng cao. Thông thường các ngành công nghiệp nặng như SX thép, xi măng, dầu khí, viễn thông nhu cầu vốn đầu tư lớn.

 b. Kinh tế quy mô

Khi người ta sản xuất được qui mô lớn , người ta có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đây là quy luật tương đối phổ biến trong nghiều ngành công nghệ


                                                   


Quy luât này tạo ra ưu thế về giá thành và giá bán cho những công ty SX ở quy mô lớn. Khi 1 doanh nghiệp mới vào ngành thì khó có thể Sx ở mức sản lượng lớn cho nên đã tạo ra bất lợi ngăn cản cho những người mới vào ngành.

 c. Khác biệt hóa sản phẩm

Được coi là 1 yếu tố nhằm hạn chế sự tham gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh vì khác biệt hóa sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ có những nét độc đáo duy nhất và có giá trị cho khách hàng.
Khác biệt hóa sản phẩm là nhằm trói buộc khách hàng trung thành với nhà sản xuất vì người  sản xuất mới vào ngành phải bỏ ra 1 khoản chi phí rất lớn để vượt qua lòng trung thành sự ưa chuộng của khách hàng đối với các sản phẩm của các nhà sản xuất hiện tại của ngành.

 d. Chi phí chuyển dịch

Để vào 1 ngành công nghệ mới các nhà sản xuất phải có khả năng thuyết phục khách hàng từ bỏ các nhà cung cấp cũ chuyển sang mua sản phẩm của các nhà sản xuất mới. quá trình chuyển dịch này đã làm cho khách hàng phải chịu nhiều khoản chi phí.
- Chi phí nghiên cú điều tra, khảo sát sản phẩm mới.
- Chi phí xây dựng các hợp đồng mua hàng
- Chi phí đào tạo người sử dụng sản phẩm mới
- Chi phí thay đổi trang thiết bị phù hợp sản xuất
Nếu chi phí quá lớn Khách hàng ngại thay đổi thì đây được coi là sự rào chắn ngăn cản các nhà cung cấp mới.

 e. Thương hiệu.

Thương hiệu của sp và dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp hện có trong ngành được coi là 1 yếu tố của rào cản bởi vì thương hiệu chính là dấu hiệu hình ảnh trong tâm.
 
f. Lối vào mạng phân phối.

Sự không sẵn sàng của các mạng phân phối là một yếu tố tạo nên rào cản nhập ngành, đặc biệt khi mạng phân phối bị độc chiếm bới một số các nhà phân phối.
 
  g. Sự đấu tranh chống trả của các nhà sản xuất.

Thông thường các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau. Khi mà có người mới vào ngành thì các nhà sản xuất thường liên kết với nhau chóng lại các nhà sản xuất mới.
- Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- Các nhà sản xuất có nguồn lực lớn.
- Các nhà sản xuất đầu tư lớn.
- Sự đe dọa từ lợi ích.
-  Rào chắn ra cao: Là tập hợp tất cả các yếu tố gây cản trở gia nhập ngành.
· Đầu tư lớn, trang bị chuyên dụng.
· Rào chắn pháp lý.
· Rào chắn tâm lý.
· Sự cộng hưởng giữa các lĩhh vực kinh doanh với nhau.
- Tỷ lệ tăng trưởng của ngành thấp, tình trạng suy thoái dẩn đến tinh thần đấu tranh quyết liệt.
      
3.2 Quyền lực thương thuyết của khách hàng.

Các nhà sản xuất, sản xuất ra được các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng là quan hệ thương mại. Khách hàng thường sử dụng quyền lực của mình áp đặt các điều kiện bất lợi với các nhà sản xuất về các điều khoản:
- Giá cả.
- Điều kiện giao hàng.
- Điều kiện thanh toán.
 Các điều đó làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của người mua lên người bán. Những yếu tố tạo nên quyền lực của Khác hàng:
- Sự hiểu biết cua người mua.
- Mức độ tập trung của người mua.
- Số lượng sản phẩm mua.
- Công dụng của sản phẩm.
-Tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
- Khả năng thâm nhập vào ngành.

 a. Sự hiểu biết của người mua.

Sự hiểu biết của người mua về chất lượng sản phảm. Về giá trị đích thực của sản phẩm tạo nên quyền thương thuyết tốt hơn khi mua sản phẩm của người mua. Các nhà thương thuyết chuyên nghiệp có khả năng thuyết phục người mua được mức giá cao.

 b. Số lượng mua.

Khi mua nhiều sản phẩm thì quyền thương thuyết củ họ cao hơn vì:

- Người bán có nhiều khách hàng dẩn tới các khách hàng lớn.
- Khi mua số lượng sản phẩm lớn dẩn tới tỷ lệ giảm giá hoặc tăng giá rất có ý nghĩa với cá người mua và người bán. Chính vì vậy nguời mua cố gắng sử dụng quyền thương thuyết của mình để gây áp lựuc cho người bán.

 c. Chức năng / công dụng của sản phẩm

Với nhiều sản phẩm có công dụng đặc biệt thì người mua sản sang trả mức giá cao cho sản phẩm đó.

 f. Tập trung hóa của ngươi mua.

Khi người mua tập trung hóa cao hơn các nhà cung ứng, thì khi đó quyền thương thuyết của họ sẻ lớn. khả năgn áp đặt của người mua vói nhà cung cấp dẩn tới kết quả mua sắm cao hơn -> người mua có nhiều lựa chọn hơn từ phía nguời bán, cho nên có điều kiện nâng cao kết quả mua sắm.
            VD: Trong ngành sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô tỷ suất sinh lợi của ngành thấp. Để tăng khả năng thương thuyết của người mua, các nhà sản xuất sản phẩm liên kết với nhau dưới dạng hợp tác xã…

 g. Tiêu chuẩn hóa của sản phẩm.

Thông thường đối với những ngành sản xuất các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, không có sự khác biệt của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác. Điều đó tạo nên không có chi phí chuyển dịch của nhà cung cấp. Tạo ra cho người mua có nhiều lựa chọn tăng khả năng thương thuyết nghiêng về phía nhà cung cấp điều này làm cho suất sinh lời của ngành có xu hướng giảm.
VD. Nhà sản xuất xi măng, thép…

 h. Khả năng xâm nhập vào một ngành sản xuất của người mua.

Khi khách hàng có xu hướng thâm nhập vào ngành sản xuất của nhà cung cấp bằng cách họ tự sản xuất và có thể trở thành đối thủ canh tranh của nhà  cung cấp. Khi đó quyền thương thuyết của họ sẽ cao hơn vì họ hiểu rõ ngành sản xuất hơn, họ có nhiều thông tin hơn dẫn tới khả năng ép giá của họ cao hơn.
 
 3.3. Quyền thương thuyết của nhà cung cấp.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bán các sản phẩm của mình cho khác hàng các yếu tố của các nhà cung cấp như là mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, mua công nghệ, bản thiết kế. quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp cũng là quan hệ thương mại: mua bán trong mối quan hệ đó, các nhà cung cấp cũng sự dụng các quyền lực của mình để áp đặt lên doanh nghiệp những điều kiện bất lợi về chất lượng sản phẩm cung cấp, về giá cả, về thời gian và điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, điều đó có xu hướng gây hại cho doanh nghiệp, có lẽ nhiều đe dọa đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp trong ngành. M.Porter đã coi quyền thương thuyết cuả các nhà cung cấp cũng như áp lực cạnh tranh của các nhà sản xuất trong ngành có nhiều yếu tố cấu thành nên quyền lực trong thương thuyết của nhà cung cấp.

 a. Sản phẩm quan trọng.

Khi nhà cung cấp cung cấp cho doanh nghiệp sản phẩm quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì các nhà cung cấp có khả năng áp đặt lên các doanh nghiệp.

 b. Sản phẩm có chi phí chuyển dịch cao.

Chi phí chuyển dịch là tất cả các chi phí mà doanh nghiệp sử dụng khi có môi sản phẩm có chi phí chuyển dịch cao thì quyền thương thuyết thuộc về nhà cung cấp.

 c. Tập trung hóa cao về phía nhà cung cấp.

Đây là đặc trưng cho thế mạnh độc quyền nghiêng về phía nhà cung cấp.

 d. Khả năng xâm nhập vào ngành sản xuất.

Khi một nhà cung cấp vừa là chà cung cấp, vừa là nhà tiê thụ sản phẩm thì quyền thương thuyết của họ sẻ rất cao.
 
3.4.      Sức ép của sản phẩm thay thế.
Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho các sản phẩm mới ra đời có nhiều ưu thế hơn về chất lượng giá cả,tiện dụng hơn,sản phẩm mới ra đời có xu thế làm cho sản phẩm cũ lạc hậu và không tiêu thụ được-> sẽ bị giảm giá, điều đó đe dọa lợi ích của ngành sản xuất hiện tại.vì vậy sản phẩm thay thế coi lực lượng cạnh tranh tạo ra sức ép cho ngành.
Để đánh giá sức ép này người ta dùng tỉ số = chất lượng/giá.
Vòng đời công nghệ là chỉ  tiêu đặc trưng cho sức ép đối với ngành những sản phẩm có vòng đời ngắn thì sức ép đối với ngành càng cao.
 
3.5. Sự cạnh tranh giữa các nhà Sx trong ngành.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thìa các nhà sản xuất cạnh tranh nhau về:

  •   Chất lượng sp ( các nhà sx tìm mọi cách cả tiến chất lượng Sp của mình, độ bền, chính xác, tin cậy)

  •   Giá bán ( tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, hợp lý hóa Sx, khâu quản lý)

  •   Thời gian ( thời gian thỏa mãn nhu cầu , nhanh)

  •  Tạo ra xu hướng cho sự phát triển,giá thành sản phẩm ngày càng giảm. đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế, người tiêu dùng được lợi do cơ chế đó. Về phía các nhà sản xuất làm cho suất sinh lợi của ngành đó giảm.

 
Cường độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc những nhân tố:
- Các doanh nghiệp trong ngành đông và cân bằng, ngành hoạt động nào có nhiều nhà sản xuất và các nhà sản xuất cân bằng nhau thì cạnh tranh khốc liệt.
- Mức tăng trưởng chậm khi đó tăng trưởng của nhà sản xuất này chỉ đồng nghĩa với sự suy giảm.
- Những ngành sản xuất sản phẩm ở tiêu chuẩn không có chi phí chuyển dịch đối với khách hàng thì cạnh tranh khốc liệt
- Những ngành có thách tức chiến lược lớn (được thua trong cạnh tranh)

 Bài viết của Lê Văn Cảnh

 


CHƯƠNG 7 PHẦN 1. TQC TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH CHƯƠNG 7 PHẦN 1. TQC TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH

                                  TQC trong sinh hoạt gia...

CHƯƠNG 7 PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 7 PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN VĂN PHÒNG.

Kết quả công việc của bộ phận văn phòng hầu hết liên quan đến hồ sơ văn thư và thông tin. Nắm bắt mối quan hệ,...

CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ

 Bảo dưỡng tự chủ hướng tới hai mục đích chính:

KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000 KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000

             Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization- ISO) được thành lập năm 1947,...

CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM. CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM.

 Trong quá trình hoạt động và sản xuất của mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề liên quan như năng suất, chất...