1. Đặt vấn đề

Trong chiến lược kinh doanh, tận dụng cơ hội và khắc phục thách thức của môi trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp .Việc đánh giá  năng lực của doanh nghiệp nhằm nhận dạng điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh .Đó là 1 trong những thách thức quan trọng của hoạch định chiến lược  sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nói chung .Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nội tại của doanh nghiệp.


2. Chuỗi giá trị

Là công cụ hữu hiệu cho phép doanh nghiệp nhận dạng và đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chuỗi giá trị mô tả các hoạt động tạo nên thành tích, tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra giá trị cho khách hàng
Chuỗi giá trị hình thành dựa trên cơ sở phân nhóm các hoạt động của doanh nghiệp gồm 2 loại :
+ Hoạt động chính
+ Hoạt động phụ
Các hoạt động chính là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc thiết kế và phát triển sản xuất phân phối, tiêu thụ sản phẩm sau bán hàng. Các hoạt động chình là nguồn gốc tạo nên giá trị cho sản phẩm, chính các hoạt động chính là cơ sở tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chiếm nhiều lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường có cạnh tranh.
                Lợi nhuận = Giá bán – Giá thành
Giá trị của sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Các hoạt động hỗ trợ là các nhiệm vụ có chức năng hỗ trợ cho các hoạt động chính của doanh nghiệp đựơc tiến hành.Nó nhằm tăng cường củng cố trợ giúp cho quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Sự kết hợp các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ trong 1 doanh nghiệp tạo nên các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của  doanh nghiệp.


                               

 

2.1 Các hoạt động chính

Các hoạt động chính được chia làm 2 nhóm:
Các hoạt động đầu nguồn (hành trình) đó là các hoạt động chính liên quan trực tiếp về phía các nhà cung ứng và xa với khách hàng như là các hoạt động tìm kiếm nhà cung cấp, mua sắm vật tư.
Các hoạt động cuối nguồn (hành trình) là các hoạt động ở phía cuối hành trình của quá trình sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp với khách hàng và xa các nhà cung cấp
 
Các hoạt động chính của doanh nghiệp bao gồm 5 hoạt động cơ bản sau:
- Logistics đầu vào(hậu cần cung cấp): là các hoạt động liên quan đến dòng di chuyển của sản phẩm và dự trữ các yếu tố sản xuất cho quá trình sản xuất kinh doanh ra sản phẩm. Đây là quá trình đầu tiên của quá trình tạo ra sản phẩm
- Hoạt động sản xuất(tác nghiệp): là tập hợp các nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến quá trình biến đổi các đối tượng sản xuất nhằm tạo ra công dụng và sản phẩm cho dịch vụ
- Hậu cần tiêu thụ là tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc chuyển giao các thành phẩm từ các nhà máy sản xuất tới thành phần của mạng phân phối và người tiêu dùng.
- Marketing và bán hàng :là tập hợp  các hoạt động nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp
- Dịch vụ sau bán hàng: Một khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp cần cung cấp lắp đặt sản phẩm, bảo dưỡng sửa chữa

2.1.1 Hậu cần cung cấp

Có liên quan đến việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung cấp, các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mua bán tiếp nhận, dự trữ bảo quản vật tư trong kho rồi tiến hành vận chuyển, cung cấp các yếu tố sản xuất đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hậu cần cung cấp là một trong những trung tâm chi phí của doanh nghiệp. Chi phí có liên quan đến quá trình dự trữ bảo quản vật tư của doanh nghiệp là tương đối lớn
Chi phí cho kho bãi
Chi phí cho quá trình vận chuyển
Chi phí về lương
Chi phí về vốn
Suy giảm chất lượng trong quá trình dự trữ và bảo quản
Hư hỏng mất mát trong quá trình bảo quản
Gia công tái chế
Vì vậy cho nên trong những năm gần đây các nhà doanh nghiệp đã có rất nhiều các hoạt động nhằm hoàn thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả về chi phí
VD:Sử dụng nhiều công cụ quản lý hàng tồn kho, giảm lượng hàng tồn kho đáng kể
Hoạt động hậu cần cung cấp ngày nay đề cập nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất

2.1.2 Hoạt động sản xuất (tác nghiệp)

 Là những hoạt động để tạo ra sản phẩm cung ứng. Là tập hợp tất cả các hoạt động, dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc hình thành sản phẩm và dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng, đối với doanh nghiệp sản xuất đó là quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đó là các  thủ tục, quy trình hình thành các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
    Các hoạt động chủ yêu bao gồm các hoạt động
- Chuẩn bị sản xuất
- Chạy máy
- Kiểm tra
- Gia công chế biến sản phẩm
- Lắp ráp sản phẩm
 Thông thường thông qua quá trình sản xuất, đối tượng lao động chịu sự biến đổi về hình dáng kích thước, các tính chất cơ, lý, hóa, tạo ra tính năng công dụng cho sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất đối với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong 1 ngành tiềm năng tạo giá trị cho sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
Trình độ tiên tiến của máy móc thiết bị
Phục thuộc vào công nghệ sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ sử dụng trong doanh nghiệp
Phụ thuộc vào quy mô sản xuất lớn hay bé
Phụ thuộc vào sự hoàn thiện quá trình quản lý tác nghiệp quá trình sản xuất đó
Điểm mạnh của doanh nghiệp trong giai đoạn này chủ yếu là tạo ra ưu thế về chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí và nó phụ thuộc rất lớn và đặc điểm của từng ngành công nghiệp
VD: đối với ngành công nghiệp: quá trình sản xuất thép, lọc dầu, xi măng thì vồn đầu tư rất lớn cho nên để tạo ra ưu thế cạnh tranh trong giai đoạn này người ta chú ý chủ yếu là công nghệ sản xuất và quy mô.

2.1.3 Hậu cần tiêu thụ

Ngược với hậu cần cung ứng, là tập hợp tất cả các công việc có liên quan đến việc chuyển giao sản phẩm từ doanh  nghiệp đến người tiêu dùng qua các mạng phân phối.
- Bao gói sản phẩm
- Phân bố hệ thống kho tang trong mạng phân phối
- Tổ chức các hoạt động cung cấp trong mạng phân phối với 2 nội dung chính là:

  • Kiểm soát chất lượng hàng tồn kho
  • Tổ chức công tác vận chuyển

Mục đích hoàn thiện của hoạt động này là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.Điểm mạnh cho doanh nghiệp là tìm cách tăng giá trị cho khách hàng
 Hậu cần tiêu thụ làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng con đường:
- Giúp khách hàng thuận tiện khi mua sản phẩm
- Kịp thời
- Đủ về số lựơng
- Đúng về chất lượng
- Bao bì

7 R trong Logistics

Right Produch
Right Quality
Right Cônditin
Right Time
Right Customer
Right Cost
Right Time

2.1.4 Marketing và bán hàng

 Hoạt động marketing bao gồm các hoạt động:
- Quảng cáo và xúc tiến bán
- Đưa ra các chính sách định giá bán
- Tổ chức mạng phân phối
- Đưa ra các chính sách sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu
- Làm tăng sự thỏa mãn hay sự thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đặc trưng của sản phẩm là quá trình phân khúc thị trường (segmentation)
- Là sự phân chia thành những đoạn khác nhau tương ứng với mỗi đoạn đó người ta có chính sách marketing khác nhau. Phân khúc thị trường là ý chí của doanh nghiệp

2.1.5 Dịch vụ khách hàng

 Là một trong những hoạt động trọng tâm của nhiều doanh nghiệp đặc biệt trong những thập niên gần đây. Vì suy cho cùng giá trị của sản phẩm dịch vụ được đánh giá dưới con mắt của khách hàng. Hoạt động dịch vụ khách hàng là một trong những hoạt động liên quan trực tiếp tới khách hàng bao gồm bảo hành sản phẩm, sửa chữa sản phẩm, lắp đặt sản phẩm, trợ giúp người tiêu dùng, điều chỉnh thay đổi sản phẩm khi có sự cố. Điều chỉnh  thay đổi sản phẩm là một trong những nhân tố làm tăng giá trị của khách hàng
Một khi sự thỏa mãn của khách hàng được nâng cao thì kích thích quá trình mua lặp lại, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm mua cho người khác.
VD : như viễn thông, khách sạn, dịch vụ hàng không, dịch vụ tài chính
 Do sự phát triển của mạng internet, hoạt động dịch vụ có rất nhiều sự đổi mới, cải tiến, hoạt động đối với khách hàng và mọi vấn đề dịck vụ khách hàng, lấy dịch vụ khách hàng làm trọng tâm để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
 
2.2 Hoạt động hỗ trợ

Là hoạt động có tính chất trợ giúp, phối hợp đảm bảo sự hoạt động chính đuợc thực hiện một cách có hiệu quả. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm:
 - Hoạt động về cung cấp.
  - Phát triển công nghệ.
  - Quản lý nhân sự.
  - Hạ tầng kỹ thuật.
 
2.2.1 Hoạt động cung cấp

 Bao gồm việc mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất như mua sắm nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, chi tiết cho hoạt động. Hoạt động mua sắm bao gồm một loạt hệ  phân tích các thủ tục như:
  - Phân tích lựa chọn nhà cung cấp
  - Xây dựng hợp đồng mua sắm
  - Tổ chức công tác tiếp nhận
  - Thanh toán hợp đồng mua sắm
 Hoạt động cung cấp nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chính doanh nghiệp thông  qua các yếu tố về đảm bảo tiến độ, thỏa mãn chất lượng thời gian, nhờ vậy nó ảnh hoạt hưởng trực tiếp đên chất lượng sản phẩm cuối cùng, ảnh hưởng tới chi phí mua sắm. Vì vậy nó được coi như là tiềm năng để tạo nên thế mạnh cạnh tranh. Xu hướng mua sắm của doanh nghiệp hiện nay đang có sự gia tăng.
 
2.2.2 Phát triển công nghệ

Công nghệ được sử dụng trong mọi hoạt động để tạo ra giá trị trong Doanh Nghiệp.
 - Công nghệ hậu cần cung cấp
 - Công nghệ sản xuất
 - Công nghệ hậu cần tiêu thụ
 - Công nghệ dịch vụ khách hàng
 Chính vì thế phát triển công nghệ là hoạt động trợ giúp tạo ra giá trị. Phát triển công nghệ nằm trong phòng R&D. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận R&D, mục đích nhằm khai thác và đưa vào ứng dụng các ý tưởng mới về cải tiến sản phẩm cũng như phương pháp công nghệ mới, các loại vật liệu mới và máy móc thiết bị mới vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó làm tăng sự thỏa mãn trong khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phát triển công nghệ gồm 2 mảng chính:
 
a. Phát triển sản phẩm:

Nội dung bao gồm thiết kế đưa vào sản xuất các sản phẩm mới và hoàn thiện kết cấu các sản phẩm hiện đại của doanh nghiệp. Bao gồm thiết kế về nguyên lý, cấu tạo và khả năng thiết kế thi công.
Khả năng cạnh tranh hiện nay của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển sản phẩm mới. Đặc biệt trong điều kiện công nghệ phát triển rất nhanh, vòng đời công nghệ giảm -> chu kỳ sống của sản phẩm ngắn lại -> sản phẩm mới ra đời nhanh.
 
b. Phát triển quy trình:

Đó là hoạt động nhằm triển khai đưa vào ứng dụng các phương pháp công nghệ mới nhằm hoàn thiện các quy trình công nghệ cũ nhằm hợp lý hóa những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác dụng
- Cải thiện dòng di chuyển sản phẩm
- Sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất
- Chí phí vận chuyển trong nội bộ
- Ảnh hưởng tới lượng hàng tồn kho trong quá trình sản xuất
- Tiết kiệm chi phí trực tiếp
- Đảm bảo tính linh hoạt, thay đổi sản phẩm nhanh.
 
2.2.3 Quản Lý Nguồn Nhân Lực

Đó là những công việc có liên quan đến việc tuyển dụng và sử dụng, khuyến khích đào tạo, trả lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cải tiến kỹ năng làm việc, nâng cao chất lượng hoàn thành công việc nhờ đó nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Quản lý năng lực là 1 trong những hoạt động hết sức quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Ddoanh nghiệp bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều do con người thực hiện.
Quản lý năng lực là điều kiện để triển khai việc đầu tư phát triển công nghệ, phát triển tiềm lực của con người đối với nhiều doanh nghiệp được coi là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Cốt lõi: - Có vị trí quan trọng trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh
            - Khó bắt chước
            - Chi phí lớn
            - Lâu dài
Trong một số ngành, một số loại hình doanh nghiệp ở đó con người  được coi là chìa khóa của thành công như: công ty kiểm toán, văn phòng kiến trúc, công ty tư vấn, văn phòng luật sư.
 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực thường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Chí phí để phát triển nguồn nhân lực lớn và chi phí để giữ chân được người lao động càng lớn hơn.
 
2.2.4 Hạ tầng cơ sở:

Là những hoạt động tài chính, kế toán, hệ thống thông tin, bộ phận pháp luật, hệ thống trả lương. Các hoạt động này hỗ trợ cho các hoạt động khác của doanh nghệp, chi phí cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là 1 dạng chi phí chung, cho nên đối với những sản phẩm rơi vào khoảng thời kỳ suy thoái người ta phải tìm mọi cách cắt giảm các chi phí hạ tầng và tạo ra ưu thế trong cạnh tranh chủ yếu là tiết kiệm chi phí qua đó tạo ra khả năng cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, đối với 1 số loại hình kinh doanh, hoạt động hạ tầng cơ sở cũng tham gia tăng giá trị cơ sở hạ tầng, tăng sự thỏa mãn của khách hàng, điển hình là trong lĩnh vực: dịch vụ viễn thông, radio, điện tử, dược phẩm… ở đó các quy định của nhà nước phải được tuân thủ.
 
3. Cơ sở của năng lực:


Khi các hoạt động của doanh nghiệp được nhận dạng trong chuỗi giá trị, 1 điều mà các nhà phân tích hết sức quan tâm đó là đánh giá khả năng hoàn thiện từng hoạt động của chuỗi giá trị. Nếu 1 hoạt động nào đó mà doanh nghiệp có thể hoàn thiện hơn so với đối thủ cạnh tranh (tiết kiệm nguồn lực hơn và kết quả cao hơn với cùng 1 loại hao phí nguồn lực) nói chung là hiệu quả cao. Nó sẽ tạo ra điểm mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Ngược lại nếu 1 hoạt động, 1 doanh nghiệp thực hiện kém hiệu quả, kém so với đối thủ cạnh tranh thì tạo nên điểm yếu của doanh nghiệp đó.
Cơ sở để tạo thành điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp rất khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh. Sự thành công của 1 doanh nghiệp may mặc khác với sự thành công của công ty xây dựng. Để nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu của 1 doanh nghiệp thì khó có thể đưa ra được hướng dẫn chung cho các ngành khác nhau.       
Tuy nhiên khi nghiên cứu các cơ sở tạo lên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp người ta rút ra được 1 số cơ sở chính ít phụ thuộc vào ngành nghề trung gian. Đó là những cơ sở chính tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khó sao chép, khó bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh, không phụ thuộc vào các đặc điểm riêng của các ngành công nghiệp. Đó là cơ sở về phương diện kỹ thuật và công cụ chiến lược mà qua đó doanh nghiệp có thể tạo dựng các ưu thế cạnh tranh bao gồm vị thế người đứng đầu, quy mô, kinh nghiệm và mối tương quan giưa các lĩnh vực kinh doanh.
 
3.1 Vị thế người đứng đầu:

Những người đứng đầu trong ngành công nghiệp nào đó thường có những ưu thế nhất định trong cạnh tranh-> gọi là ưu thế của người đứng đầu. Có nhiều yếu tố liên quan đến lợi thế của người đứng đầu như:
- Bản quyền sáng chế
- Giấy phép kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh
- Kênh phân phối
- Mạng cung cấp

3.1.1 Bảo vệ bản quyền

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào đó thường sở hữu những sáng chế quan trọng của ngành đó về sản phẩm và về công nghệ và tạo ra nhiều ưu thế vượt trội trong cạnh tranh so với các đối thủ khác. Những người đến sau thì đòi hỏi phải vượt lên khỏi những cái đó như phải mua bản quyền hoặc là những phát minh sáng chế mới có ưu thế vượt trội hơn. Tuy nhiên để vượt qua những khó khăn đó thì không dễ cần phải có một khoản chi phí lớn mới có thể làm được.

3.1.2 Giấy phép kinh doanh.

Là điều kiện bắt buộc đối với nhiều loại hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh có thể bị hạn chế trong 1 số lĩnh vực kinh doanh bởi  nhà nước.

3.1.3 Vị trí, địa điểm kinh doanh:

Trong nhiều ngành hoạt động kinh doanh, vịt trí thuận lợi cũng là 1 trong những cơ sở tạo ưu thế trong cạnh tranh. Rõ ràng người đến đầu (đến sớm) có điều kiện để lựa chọn được vị trí thuận lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh.

3.1.4 Lối vào kênh phân phối:

Một cách chung nhất, để kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm kiếm cho mình một kênh phân phối, thông thường những doanh nghiệp nhỏ, những người đến sau thường gặp khó khăn trong việc thiêt lập kênh phân phối. Ví dụ như để có được 1 vị trí bày hàng trong siêu thị rất khó khăn đối với người đến sau, đây chính là ưu thế của người đứng đầu.

3.1.5. Lối vào mạng phân cấp:

Thường các doanh nghiệp hiện có trong 1 ngành họ chiếm giữ mạng cung cấp nguyên liệu, năng lượng…Những người đến sau thường gặp những khó khăn trong việc thiết lập mạng cung cấp, họ phải chấp nhận những yếu thế trong mạng cung cấp. Đặc biệt là những hợp đồng dài hạn, những liên minh chiến lược giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp tạo ra trở ngại lớn cho những người đến sau.

3.1.6. Danh tiếng người đứng đầu:

Thông thường người đến sớm họ đã trải qua nhiều năm hoạt động trong ngành cho nên họ có đủ thời gian để tạo dựng được thương hiệu, danh tiếng đối với khách hàng cũng như môi trường kinh doanh. Có thể nói đây là 1 cơ sở tạo nên ưu thế cạnh tranh rất quan trọng.
 
3.2 Quy mô hoạt động:

Là 1 trong những cơ sở tạo nên ưu thế trong cạnh tranh, có điểm chung cho nhiều ngành. Vì khi sản xuất với quy mô lớn thì người ta có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, đạt được kết quả đó có thể do nhiều nguyên nhân đó là mức độ chuyên môn hóa cao, tiết kiệm chi phí cố định, giảm chi phí mua hàng, tăng khả năng hội nhập dọc.

3.2.1 Mức độ chuyên môn hóa:

Khi sản xuất ở quy mô lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nhiều lao động, khi đó người ta có điều kiện để phân chia thành các bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận đó đảm nhận 1 số công việc có mức độ chuyên môn hóa cao thể hiện ở chỗ tính lặp lại của công việc lớn, tính đơn giản cao. Nó tạo cho người lao động mức độ thành thạo trong công việc tăng lên làm cho năng suất lao động cao và chất lượng công việc sẽ tốt hơn, những sai sót trong công việc giảm xuống.

3.2.2 Phân bổ các chi phí cố định:

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại chi phí phát sinh không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, quy mô hoạt động. Khi quy mô sản xuất lớn; các chi phí cố định sẽ phân bổ cho 1 khối lượng lớn sản phẩm nhờ đó giá thành sản xuất 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống.

3.2.3 Chiết khấu giảm giá mua:

Khi sản xuất ở quy mô lớn các doanh nghiệp sẽ mua sắm nhiều nguyên vật liệu hơn, năng lượng, phụ tùng máy móc thiết bị đó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển, được hưởng khoản chiết khấu từ phía nhà cung cấp; quyền lực trong thương thuyết cũng rất cao.Tất cả các lý do đó dẫn đến chi phí mua sắm của DN sẽ giảm.

3.2.4 Hội nhập dọc:

Là quá trình mở rộng các hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp. Về phía nhà cung cấp và về phía người mua. Theo hình thức này doanh nghiệp có thể tự sản xuất 1 số loại nguyên vật liệu mà trước đó kia đi mua từ các nhà cung cấp hoặc tự tiêu thụ sản phẩm của mình thay vì trước kia là phải qua 1 nhà phân phối trung gian. Nhờ quá trình đó giá trị gia tăng của nhà cung cấp tăng thêm, tiết kiệm được chi phí.
Khi sản xuất quy mô lớn doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn so với quy mô nhỏ. Khi quy mô sản xuất tăng, các doanh nghiệp tiến hành hội nhập dọc dễ dàng hơn nhờ đó tiết kiệm được nhiều loại chi phí đặc biệt là chi phí giao dịch là tập hợp các chi phí có liên quan đến việc giám sát hoạt động. Khi đó ưu thế cạnh tranh về doanh nghiệp có lợi.
 
Chú ý: Trong một số trường hợp, hội nhập dọc không làm tăng năng lực cạnh tranh mà nó còn tác dụng theo hướng ngược lại là làm giảm.
 
3.3 Kinh nghiệm:

Là sự từng trải của doanh nghiệp trong 1 lĩnh vực kinh doanh nào đó. Khi kinh nghiệm sản xuất tăng tức là sự từng trải cao -> doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí điều đó được gọi là kết quả kinh nghiệm. Khi 1 lĩnh vực kinh doanh được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần các bộ phận sản xuất, từng cá nhân người lao động họ gấp rút được các kiến thức, các kinh nghiệm. Họ làm nhanh hơn, mức độ thành thạo việc tăng lên, ít sai lầm hơn, nhờ đó dẫn đến chất lượng công việc cao hơn.
Kết quả kinh nghiệm có thể được tạo ra do sự học tập, sự hoàn thiện về thiết kế sản phẩm, công nghệ và quá trình sản xuất.

3.3.1 Sự học tập của nhân viên và tổ chức.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động thường tiến hành các quan sát rồi tự rút ra được các nguyên tắc hoạt động, làm việc từ đó nảy sinh các ý tưởng, sáng kiến về cải tiến trong việc sắp xếp bố trí chỗ làm việc, hoàn thiện quy trình thao tác, nâng cao nhận thức, khả năng phân tích công việc.
Kinh nghiệm tăng lên dẫn đến kết quả học tập tăng lên, nhờ đó các hao phí lao động tác nghiệp giảm dần, năng suất lao động tăng dần theo thời gian, chất lượng công việc tăng lên, tiết kiệm được vật tư và thời gian.

3.3.2 Hoàn thiện kết cấu sản phẩm:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các nhà kỹ sư, thiết kế sản phẩm hiểu rõ hơn quá trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu khách hàng về sản phẩm, từ đó đưa ra những ý tưởng để cải tiến sản phẩm có thể là nguyên lý làm việc, hoàn thiện về kết cấu sản phẩm ngày càng đơn giản, nhiều công dụng hơn thỏa mãn tốt hơn cho người tiêu dùng.

3.3.3 Hoàn thiện quy trình

Đó là những ý tưởng cải tiến về phương pháp sản xuất, kết cấu lại quy trình sản xuất. Hoàn thiện là do sự trải nghiệm mà có. Thông thường 1 doanh nghiệp có kinh nghiệm, các quy trình sản xuất kinh doanh sẽ hoàn thiện hơn dẫn đến năng suất lao động cao, chu kỳ sản xuất sẽ được rút ngắn, dòng chảy trong sản xuất sẽ được cải thiện nhờ đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và chi phí tồn kho.
 
3.4 Sự tương tác giữa các hoạt động:

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các hoạt động kinh doanh đó có mối quan hệ với nhau, tương tác với nhau. Trong nhiều trường hợp sự tương tác giữa các hoạt động tạo ra ưu thế cạnh tranh trong doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân tạo ra ưu thế cạnh tranh này:
 
3.4.1 Sự chia sẻ nguồn lực:


Nguồn lực của hoạt động này có thể có giá trị đối với các lĩnh vực hoạt động khác. Khi đó việc chuyển giao nguồn lực giữa 2 lĩnh vực kinh doanh có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nguồn lực dùng chung cho các lĩnh vực có rất nhiều như: Tiền, lao động, máy móc thiết bị, mạng phân phối, nguyên vật liệu…

3.4.2 Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh:

Hai hoạt động kinh doanh có thể có 1 số lĩnh vực, hoạt động chung và nhờ đó mức độ lặp lại của các hoạt động sẽ tăng lên. Như vậy kinh nghiệm sẽ tăng lên và tiết kiệm được chi phí. Chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp ta tránh được 1 số hoạt động trung lặp không cần thiết giữa các hoạt động kinh doanh.
 
Bài viết của Nguyễn Anh Tuấn và Lê Khắc Tuyên.
 


CHƯƠNG 6 PHẦN 4. CÁC LOẠI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY. CHƯƠNG 6 PHẦN 4. CÁC LOẠI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY.

           Để việc quản lý chất lượng được thành công tốt đẹp, công ty (xí nghiệp) cần có các chủng loại quy cách....

BỐN YẾU TỐ THU PHỤC VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BỐN YẾU TỐ THU PHỤC VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

Một nghiên cứu mới cho thấy có bốn yếu tố chính có thể giữ chân nhân tài tại các thị trường mới nổi. Đó là...

CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

          Khi nhà doanh nghiệp đặt chủ trương vì môi trường vào trong mục đích kinh doanh, họ đã giành được lợi thế...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...