Những người bạn của tôi – cũng là các chủ các doanh nghiệp – đã tâm sự với tôi về nỗi lo sợ cho năm 2009 sau khi có rất nhiều dự đoán không lạc quan. Tuy nhiên họ thể hiện thái độ rất rõ ràng rằng họ không hề có ý định nhượng bộ trước những mối lo ngại đó. 


Tuy nhiên, vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào? Dưới đây tôi xin giới thiệu 6 điều mà bạn cần tập trung để đối mặt với những chông gai đang đến cùng với năm mới.

Những người được nhắc đến trong bài viết:

 - Ali Farahnakian, diễn viên, nhà văn, chủ nhà hát kịch People’s Improv.
- Richard Nashm, chủ tòa báo.
- Paul Zweben, đồng sở hữu chuỗi nhà hàng tại New York và Washington DC.
- Carolyn Zweben, chủ đại lý bất động sản tại New York.
- Robert Reich, người quản lý một trang web tìm kiếm và là đồng sáng lập của oneRiot.
- David Hahn, Giám đốc quản lý của hãng PR – Planned TV Arts.
- Matt Vogel, nhà quản lý thương hiệu.

1.  Đầu tư ngay từ bây giờ 

Bất kì giai đoạn xuống dốc nào của nền kinh tế cũng làm việc tăng vốn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, tuy nhiên, nếu bạn chỉ đòi hỏi với những yêu cầu khiêm tốn và sở hữu một loại sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, thì tại sao lại không chờ đợi?
Tư duy của Robert chính là: “Càng ít doanh nghiệp mới có nghĩa là càng nhiều người tìm đến thử sản phẩm của bạn. Khách hàng sẽ không rời xa bất kì thứ gì nếu thứ đó thỏa mãn nhu cầu của họ mà lại nằm trong tay họ không ít lần”.

2. Tập trung vào khách hàng

Carolyn luôn nhắc tôi nhớ tới một điều hết sức cơ bản là: cốt lõi của công việc kinh doanh chính là khách hàng. Với tình hình suy thoái như hiện nay, thậm chí điều này càng xác đáng hơn. “Tôi sẽ cẩn trọng và nỗ lực hơn nữa”, Carolyn nói. “Nói rằng chiến lược của tôi sẽ trở nên khác biệt (trong tương lai) có nghĩa là suốt thời gian gần đây tôi đã chưa làm trọn vẹn công việc của mình”.

3. Tạo ra giá trị khác biệt

Chồng của Carolyn, anh Paul, cũng hoàn toàn đồng tình với vợ về chiến lược tập trung vào khách hàng: hãy tạo ra giá trị độc đáo, khác biệt cho sản phẩm.

Ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế chung đang gặp khó khăn, thì người ta cũng phải mua những gì họ cần, và vì thế làm cho chính bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh sẽ làm góp phần lôi kéo được người tiêu dùng về phía mình. Đối với nhà hàng của mình, anh vẫn thường nhắc nhở nhân viên: “Hãy tập trung vào việc giao những món ăn thật ngon và dịch vụ thật chu đáo, và giá cả thật hợp lý”.

4. Thị trường, thị trường, và thị trường

Điệp khúc này cho thấy tầm quan trọng hơn lúc nào hết của việc cho khách hàng của bạn biết rằng bạn đang ở đâu. David, một chuyên gia về PR, lưu ý rằng trong năm 2009, “chúng ta đã từng sử dụng chiến thuật dựa vào việc quảng bá thông tin, xây dựng mạng lưới chiến lược, và một vài chiến lược marketing tương đối đơn giản khác. Nhưng hiện nay, việc cần làm là tìm kiếm mọi cách để đưa tên tuổi của bạn tới với những khách hàng tiềm năng”.



                                           

 

                                                   

5. Nâng cao uy tín

Làn sóng những khoản vay nợ dễ dàng được ví như thủy triều lên cao giờ đã rút xuống, đồng thời cũng đã phơi trần một sự thật đáng kinh ngạc về những mưu đồ bất chính, những kẻ lường gạt, và những tên trộm cắp. Chính vì thế, bất kì doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thị trường trong năm 2009 này, cần phải hợp tác ăn ý hơn với người dân nói chung, và các khách hàng nói riêng. Mặt khác, việc nâng cao uy tín là bàn đạp tốt nhất để tiến lên trên con đường phía trước.
Về vấn đề này, Ali nói: “Có một cảnh rất đáng nhớ trong bộ phim Cuộc sống tươi đẹp (It’s a Wonderful Life) làm tôi không thể quên, đó là khi một khách hàng hỏi xin anh chàng George Bailey tất cả số tiền mà anh có. Ông chủ nhà băng tại thị trấn nhỏ này đã đưa cho người đàn ông 500USD của mình – số tiền dự định sẽ dùng cho hoạt động của ngân hàng.

Một vị khách tiếp theo bước tới đã đặt dấu chấm hết cho những hoài nghi, lo lắng của George khi bà hỏi: “Anh có thể cho tôi 17,5 USD để sống hết tuần này được không?” Trong hoàn cảnh hiện cảnh, chúng ta cần phải cố nỗ lực và giống như vị khách thứ hai: chỉ đòi hỏi những thứ mình thực sự cần, chứ không phải những gì chúng ta cảm thấy chúng ta đáng được hưởng. Cái chúng ta cần làm là tìm ra các cách để làm tốt, thật tốt công việc của mình!

6. Kiên trì và vững tâm

Về phần mình, Richard đã đề cập tới một chân lý về vòng tròn xoay chuyển giữa tăng trưởng – suy thoái: “Những gì chúng ta cần làm để sống sót qua giai đoạn khó khăn của năm 2009 cũng không khác gì so với những việc chúng ta buộc phải làm để phát đạt trở lại vào năm 2012”. Hoàn toàn chính xác!

Bất chấp những nỗi sợ hãi, con đường duy nhất đảm bảo dẫn tới sự thất bại chính là bỏ cuộc. Hay như với Ali, cách thức mà ông làm đối với nhà hát của mình là cho sơn lên sau bức tường của nhà hát một dòng chữ rất ngắn gọn, súc tích: Follow the fear - Đừng chạy trốn sự sợ hãi. Mỗi chữ cái cao tới gần một mét và ở trí mà chỉ có các diễn viên mới nhìn thấy khi biểu diễn trên sân khấu.

- Bài viết của David Silverman trên HBS Publishing -


CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ.

Đây là câu chuyện ở phòng bảo vệ của một công ty. Cũng giống như cổng ra vào cửa xưởng các công ty khác, công ty này...

CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ.

Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...

CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP. CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP.

Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...