1.    Các loại chiến lược phát triển

1.1. Tăng trưởng tập trung

Công ty tập trung mọi nguồn lực để phát triển một lĩnh vực kinh doanh chiến lược nào đó mà doanh nghiệp có nhiều điểm mạnh và cợ hội hơn so với đối thủ.
Đặc điểm
:


- Cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ
- Không dàn trải các nguồn lực
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh
- Thị phần cao
- Quyền lực với nhà cung cấp lớn vì doanh nghiệp trở thành 1 doanh nghiệp tiêu thụ lớn
- Khả năng cạnh tranh cao
Nhược điểm :
- Tiềm năng phát triển bị giới hạn
-  Rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt khi có biến động
-  Đầu tư thương mại lớn

1.1. Tăng trưởng hội nhập

Doanh nghiệp tăng trưởng bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong chuỗi giá trị của nghành bằng cách tăng cường nắm quyền kiểm soát hoặc sở hữu một số doanh nghiệp khác.

1.1.1.Hội nhập dọc (HN)

                                       



Doanh nghiệp mở rộng dọc theo chuỗi giá trị của nghành.

Đặc điểm :

- Phạm vi hoạt động được mở rộng
- Cơ cấu bộ máy quản lý phức tạp
- Tạo ra sự khép kín trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thuận lợi hơn trong việc phát triển sản phẩm
- Tăng khả năng cạnh tranh
-  Khả năng quản lý kỹ thuật có nhiều thuận lợi
- Thực hiện việc mua hoặc xác nhập với các doanh nghiệp khác
Nhược điểm :
- Vốn đầu tư lớn
- Thủ tiêu yếu tố cạnh tranh
- Trong nhiều trường hợp nó dễ tạo ra sự xung đột trong cơ cấu

1.1.1.  Hội nhập ngang

Là chiến lược tăng cường sự kiểm soát và nắm quyền sở hữu các doanh nghiệp của một số đối thủ cạnh tranh
Đặc điểm
- Chiến lược này có thể thực hiện với các hình thức như sau :
 - Liên doanh
 - Xác nhập
 - Tăng trong
 - Có thể mở rộng phạm vi hoạt động nhanh
  - Nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường

 *Nhược điểm :

  - Rủi ro lớn khi phát triển : - Mất bí quyết công nghệ , chi phí đầu tư lớn …

      1.3 Tăng trưởng đa dạng hóa:


                                                    

Doanh nghiệp phát triển bằng cách mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh chiến lược mới hoặc các đơn vị kinh doanh chiến lược mới. Dựa vào các mối quan hệ :
- So với các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp người ta phân biệt 2 loại sau :
   + Đa dạng hóa liên quan : mở rộng sang một đơn vị kinh doanh mới có liên quan, có thể chia sẻ nguồn lực để tận dụng được chi phí.
   + Đa dạng hóa không liên quan : mở rộng sang một lĩnh vực mới hầu như không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh cũ, do đó không có sự cộng hưởng.

a) Đa dạng hóa sử dụng vốn đầu tư

- Thường áp dụng với một doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn chiến lược cao, vị thế cạnh tranh lớn.
Mục đích :
- Duy trì và giữ vững lợi thế cạnh tranh đó, khi mục đích đạt được, doanh nghiệp đạt nguồn tài chính dư thừa và có thể đầu tư sang lĩnh vực mới và sử dụng nguồn lực dư thừa đó. Hiệu quả được xét trên quan điểm đầu tư thông thường.

b) Đa dạng hóa thích ứng :

- Doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh có sự hấp dẫn cao nhưng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao,
Mục đích :
- Doanh nghiệp muốn nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi có đủ tiềm lực về tài chính, người ta vẫn thấy các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa, tìm kiếm sự tương tác, cộng hưởng của lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũ với lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới.
Đánh giá hiệu quả phương án chiến lược  được xét chung với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũ

c) Đa dạng hóa tái phát triển

Thường gặp trong các doanh nghiệp hoạt động trong 1 lĩnh vực kinh doanh có sức hấp dẫn kém, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp không cao. Doanh nghiệp tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh mới có sự hấp dẫn và có khả năng sinh lợi cao hơn và tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp.

d) Đa dạng hóa sống còn

Thường áp dụng cho các doanh nghiệ kinh doanh không hấp dẫn, vị thế cạnh tranh yếu, doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Doanh nghiệp phải tìm kiếm lĩnh vực hoạt động mới.

Ưu điểm :

- Chia sẻ rủi ro
- Tăng tính linh hoạt
- Tận dụng khả năng sử dụng nguồn lực
- Cân bằng dòng tiền
- Nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhược điểm :

- Cồng kềnh
- Chi phí quản lý cao
 
2. Chiến lược suy giảm

Áp dụng cho các lĩnh vực họat động giai đoạn cuối chu kỳ sống, khi nhu cầu suy giảm, do tiến bộ KHKT do sức ép. Do sự tiến bội của KHKT, sức ép của sản phẩm thay thế ra đời.
- Cắt giảm chi phí
- Thực hiện các chính sách cắt giảm chi phí cho các sản phẩm không hiệu quả.

3.Chiến lược thu hoạch

Thực hiện các chính sách sao cho thu được dòng tiền lớn nhất đối với các lĩnh vực đang bị suy thoái, bất chấp hậu quả xấu trong tương lai (thanh lý tài sản, máy móc thiết bị, giải phóng hàng tồn kho)
Chiến lược thu hồi (giải thể): Thu hồi vốn bằng cách bán toàn bộ để thu hồi vốn
Chiến lược của các đơn vị kinh doanh
Các chiến lược thường là các chiến lược cạnh tranh.
 


CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN. CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN.

Nói chung, phương pháp nâng cao ý thức chất lượng cho công nhân có thể thực hiện như...

CHƯƠNG 6 PHẦN 3. QC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VỚI SỐ LƯỢNG ÍT, ĐA CHỦNG LOẠI. CHƯƠNG 6 PHẦN 3. QC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VỚI SỐ LƯỢNG ÍT, ĐA CHỦNG LOẠI.

Trong ngành sản xuất với số lượng ít, đa chủng loại vì sản xuất theo đơn đặt hàng nên trong quản lý sản xuất...