Bảo dưỡng tự chủ hướng tới hai mục đích chính:
- Thứ nhất là nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ những người vận hành được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đóng vai trò mới, vừa là người vận hành và cũng là người chủ thiết bị. Họ có khả năng nhận biết chính xác tình trạng bất thường trong quá trình làm việc, ý thức với việc tuân thủ nghiêm túc theo các quy định về kiểm soát điều kiện hoạt động; có khả năng thực hiện các hành động khắc phục và khôi phục nhanh chóng, phù hợp khi xuất hiện những bất thường; có khả năng thiết lập các điều kiện vận hành tối ưu cho thiết bị; và có khả năng duy trì điều kiện vận hành tối ưu cho thiết bị.
- Thứ hai là nhằm thiết lập nơi làm việc ngăn nắp, khoa học để có thể giúp phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào ngay khi nó xuất hiện.
Một trong những nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm đó là các vấn đề có liên quan nhiều tới thiết bị, đặc biệt là trong nhà máy có mức độ tự động hóa cao. Bên cạnh đó,thiết bị được thiết kế, chế tạo, cài đặt, vận hành và duy trì bởi con người nên có thể nói rằng các tổn thất các tổn thất bắt nguồn từ suy nghĩ và hành vi của con người. Nếu không thay đổi cách nghĩ truyền thống, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu không sai lỗi, không hỏng hóc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có cách tiếp cận mang tính đổi mới và thực hiện các biện pháp mang tính đột phá. Với mục tiêu là Không hỏng hóc – Zero Failures, Không sai lỗi – Zero Defects, TPM mang lại những cải tiến toàn diện cho máy móc thiết bị hiện có, đồng thời góp phần để hiệu quả máy móc cũng như chất lượng sản phẩm trong tương lai cao hơn. Như vậy, TPM và bảo dưỡng tự chủ chính là giải pháp mà doanh nghiệp cần sớm tiếp cận và thực hiện.
Khái niệm không sai lỗi đã tồn tại như một khẩu hiệu trong các chiến dịch thúc đẩy nâng cao chất lượng của hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất. Tuy vậy, để đạt được điều này cũng không hề dễ dàng và triệt để. Câu hỏi đặt ra là “ liệu có phương pháp nào giúp các nahf máy đạt được mục tiêu không sai lỗi trong điều kiện không thay đổi trình độ kỹ thuật công nghệ và chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất hiện có không? Tất nhiên là mọi người từ lãnh đạo cao nhất tới công nhân sản xuất trực tiếp đều sẵn sàng cam kết thực hiện để đạt được mục tiêu này”. Câu trả lời là CÓ, đó chính là chương trình Bảo dưỡng tự chủ.
Bảo dưỡng tự chủ là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong TPM và tập chung chủ yếu vào đối tượng là người vận hành máy móc. Hoạt động này có thể dễ dàng thực hiện và đạt được thành quả nhất định trong một khoảng thời gian ngắn.
Thực tế triển khai chương trình Bảo dưỡng tự chủ của các nhà máy đã thực hiện TPM cho thấy rất khó và thực sự không hiệu quả nếu triển khai nhiều công việc một lúc. Bởi vậy, chương trình Bảo dưỡng tự chủ thường được triển khai theo các bước bao gồm:
+ Bước 0: Chuẩn bị.
+ Bước 1: Làm sạch ban đầu.
+ Bước 2: Thực hiện biện pháp thích hợp để loại bỏ nguồn gây bẩn và khó tiếp cận.
+ Bước 3: Soạn thảo cá tiêu chuẩn Làm sạch. Kiểm tra, Bôi trơn (CLI).
+ Bước 4: Thực hiện đào tạo về kiểm tra và xây dựng các quy trình kiểm tra.
+ Bước 5: Tự kiểm tra.
+ Bước 6: Tiêu chuẩn hóa.
+ Bước 7: Quản lý tự chủ.
Các hoạt động Bảo dưỡng tự chủ đều do nhóm vận hành thiết bị thực hiện, cán bộ bảo dưỡng chuyên trách. Quản lý sản xuất và kỹ sư của nhà máy hỗ trợ việc đào tạo. Mỗi bước của chương trình Bảo dưỡng tự chủ đều tập chung vào một số hoạt động và mục tiêu khác nhau, là nền tảng để thực hiện hiệu quả hơn các bước tiếp theo. Bước 1 (làm sạch ban đầu), Bước 2 (Thực hiện biện pháp thích hợp để loại bỏ nguồn gây bẩn và khó tiếp cận) và Bước 3(Soạn thảo cá tiêu chuẩn Làm sạch. Kiểm tra, Bôi trơn) là nền tảng để thúc đẩy cho việc thiết lập các điều kiện cơ bản cho thiết bị - hoạt động chính để thực hiện hiệu quả Bảo dưỡng tự chủ.
Trong quá trình vệ sinh toàn diện được thực hiện trong bước 1, người vận hành phát hiện ra nhiều vấn đề trên thiết bị. Khi máy móc sạch sẽ hơn, sẽ dễ dàng hơn để phát hiện ra những khu vực có vấn đề khác. Hơn thế nữa, năng lực quan sát trực quan của người vận hành cũng được nâng cao.
Bắt đầu bước 2, người vân hành thiết lập tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh để duy trì tình trạng sạch sẽ đã được đánh giá thành công ở cuối bước 1. Tuy nhiên thời gian cho việc vệ sinh sẽ dài hơn nhiều so với dự kiến. Khi tiếp tục thực hiện các hành động khôi phục và khắc phục, thời gian cần thiết cho việc vệ sinh sẽ dần giảm xuống. Ở cuối bước 2, tiêu chuẩn vệ sinh tạm thời được sửa đổi theo kết quả của các hoạt động trước đó.
Ở cuối bước 3, các tiêu chuẩn vệ sinh và tra dầu được thiết lập nhằm duy trì điều kiện cơ bản cho thiết bị đã đạt được. Thời gian cần thiết để thực hiện cả vệ sinh và tra dầu phải ngắn hơn thời gian cho riêng việc vệ sinh đạt được trong bước 2.
Qua thực hiện 3 bước trong giai đoạn đầu tiên của Bảo dưỡng tự chủ, tất cả những người liên quan đều hiểu về chu trình CAPD( kiểm tra – thực hiện hành động khắc phục – lập kế hoạch – thực hiện) qua thực tiễn. Người vận hành thiết bị sẽ hiểu được rằng các quy tắc hoặc tiêu chuẩn cần phải do chính những người sẽ áp dụng, tuân thủ chúng thiết lập ra.
Các bước 4,5,6,7 được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại chu trình CAPD, người vận hành dần dần sẽ đạt được các điều kiện tối ưu cho thiết bị.
Để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng iso 9000. Cơ quan / doanh nghiệp cần những yếu tố...
Trước thực tiễn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, có thể thấy điều quan trọng là các công ty, tổ chức...
Trả lời câu hỏi “Đâu là thử thách điển hình đối với tư duy truyền thống về những điều cần làm trong giai đoạn...
GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những...