1. Duy trì chất lượng.
 Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất, không có sai lỗi trong sản xuất. Trọng tâm của duy trì chất lượng là loại bỏ những sự không phug hợp một cách có hệ thống, giống như cải tiến có trọng điểm. Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tác động tới chất lượng sản phẩm, vì vậy cần loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn. Như vậy, đã có sự chuyển đổi từ phản ứng sang chủ động (Kiểm soát chất lượng sang Đảm bảo chất lượng). Duy trì chất lượng nhằm thiết lập, duy trì một hệ thống quản lý chất lượng tốt kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa.


 Chính sách của Duy trì chất lượng:
- Không có khuyết tật và kiểm soát các thiết bị;
- Các hoạt động quản lý chất lượng để hỗ trợ đảm bảo chất lượng;
- Tập trung phòng ngừa các khuyết tật tại nguồn.
- Tập trung vào phòng chống sai lỗi ( Poka-Yoke)
- Phát hiện và phân loại khuyết tật.
- Cán bộ đảm bảo chất lương hoạt động hiệu quả.
Mục tiêu:
- Đạt và duy trì không có khách hàng khiếu nại.
- Giảm 50% tỷ lệ khuyết tật trong quá trình sản xuất.
- Giảm 50% chi phí chất lượng.
 Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng và phương pháp cải tiến “6 Sigma” là những cách thức hiệu quả để duy trì và cải tiến chất lượng.
2. Kiểm soát từ đầu.
 Kiểm soát từ đầu là xem xét mọi giai đoạn của quá trình sản xuất từ đầu đến cuối và tìm cách cải thiện các điểm yếu. Bên cạnh đó, là việc thiết lập một hệ thống dữ liệu để đánh giá và rút kinh nghiệm những vấn đề trong quá khứ trước khi chuẩn bị đầu tư mua sắm hệ thống máy móc thiết bị mới hoặc trước khi nghiên cứu phát triển một sản phẩm mới. Thiết bị mới phải có ưu điểm tích cực hơn thiết bị cũ như dễ vận hành, dễ vệ sinh, dễ bảo dưỡng, tin cậy, ít tiêu tốn năng lượng, tuổi tho cao hơn… Hoạt động này kết hợp chặt chẽ với bảo dưỡng có kế hoạch.


CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (P1) CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (P1)

TPM đã chỉ ra được “ Sáu tổn thất lớn” mà các thiết bị dùng trong sản xuất thường mắc phải, đó là: Thiết bị,...

CHƯƠNG 4 PHẦN 3. CÁC YẾU TỐ ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG TPM. CHƯƠNG 4 PHẦN 3. CÁC YẾU TỐ ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG TPM.

            Thực hiện thành công TPM là một thử thách khó đối với mọi tổ chức, nó đòi hỏi sự cam kết thực sự...

NHỮNG XU HƯỚNG MỚI KHI SỬ DỤNG ISO 9000 NHỮNG XU HƯỚNG MỚI KHI SỬ DỤNG ISO 9000

Hiện nay, với sự cạnh tranh mạnh mẽ và trong quá trình toàn cầu hoá, những yêu cầu hội nhập và sự cạnh tranh đã...

8 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 8 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Là một quy tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ chức, nhằm cải tiến liên tục hoạt động của...

YÊU CẦU CỦA GMP YÊU CẦU CỦA GMP

Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy...