Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động xấu đến môi trường. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến an toàn của người vận hành thiết bị.


Thực tế trong sản xuất cho thấy không thể đạt được năng suất cao, chất lượng ổn định nếu nơi làm việc bừa bãi, trơn trượt, thiếu ánh sáng, đầy tiếng ồn, bụi bậm, mùi ô nhiễm dẫn đến bệnh nghề nghiệp và các mối hiểm nguy chực chờ hằng ngày. Bên cạnh đó, nếu có sự khiếu nại của cộng đồng khi môi trường suống bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghệp.
Để thực hiện hoạt động này, tổ chức cần thực hiện các công việc như sau:
- Thiết lập, công bố chính sách về an toàn, sức khỏe và môi trường và công bố đảm bảo tuân thủ các quy định của luật pháp về an toàn sức khỏe,môi trường và có nhân viên chuyên trách về an toàn lao động;
- Xác định hệ thống đánh giá về các mối nguy hiểm, các khía cạnh sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường làm việc và môi trường sống của cộng đồng để tập trung cải tiến;
- Huấn luyện, nâng cao nhận thức cho mọi người: huấn luyện về các kỹ năng Phòng cháy chữa cháy, kỹ năng cứu thương;
- Thiết lập và tuân thủ quy trình về trường hợp sự cố khẩn cấp;
- Có hệ thống báo cáo tai nạn, báo cáo  trường hợp có khả năng bị tai nạn và cí đầy đủ trang thiết bị về an toàn;
- Có hệ thống xử lý chất thải và khí thải đạt tiêu chuẩn


CHƯƠNG 6 PHẦN 1. HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. CHƯƠNG 6 PHẦN 1. HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

Hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của quản lý chất lượng, ứng dụng tốt 7 công cụ trong QC, cộng với khả năng kinh doanh...

CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN. CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN.

Nói chung, phương pháp nâng cao ý thức chất lượng cho công nhân có thể thực hiện như...