5s là một công cụ cải tiến tạo nền tảng tốt cho mọi giải pháp cải tiến, trong đó có TPM. 5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON” “SEISO”, “SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “Sẵn sàng”.
5S xuất phát từ quan điểm, nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và tạo điều kiện cho việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đem lại niềm tin cho khách hàng. Công cụ 5S bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi làm việc nhằm sắp xếp khu vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc.
5S xuất phát từ quan điểm, nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và tạo điều kiện cho việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đem lại niềm tin cho khách hàng.
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản ở mọi nơi trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm tự nguyện tính tự giác của người thực hiện công việc đó, Người Nhật luôn tìm cách làm sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ trong phân xưởng người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất. Từ kinh nghiệm quản lý có thể nhận thấy một công ty quản lý yếu kém sẽ tồn tại những điểm sau đây:
- Có rất nhiều thứ không cần thiết và chúng không được sắp xếp gọn gàng.
- Di chuyển các đồ vật đòi hỏi phải đi lại nhiều, quãng đường xa, không có rang giới rõ ràng lối đi với khu vực làm việc.
- Lãng phí thời gian, công sức trong phần lớn công việc.
- Nhiều sai sót trong công việc.
- Nhiều công việc phải làm lại, giao hàng luôn chậm chễ và phải làm thêm ngoài giờ nhiều.
- Tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm quá nhiều và mất nhiều thời gian xếp dỡ.
- Thiết bị văn phòng, trang thiết bị sản xuất bẩn,diện tích bỏ không, tỷ lệ máy hỏng cao.
- Sàn nhà, tường cửa sổ, thiết bị chiếu sáng bẩn, bám bụi, thiếu ánh sáng.
- Nơi làm việc không an toàn và nhiều tai nạn, sự cố xảy ra.
- Những nơi công cộng(phòng ăn, tủ đồ đạc, nhà vệ sinh…) thiếu vệ sinh.
- Tinh thần làm việc của công nhân kém.
- Người lao động không tự hào về công ty và công việc của mình.
Thực hiện 5S thành công sẽ đưa lại sự thay đổi đáng kể. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng máy móc thiết bị trở lên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ cá hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng của mọi người, qua đó, người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn trong công việc.
Thực hiện 5S thành công sẽ đưa lại sự thay đổi đáng kể. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
Ngày nay, 5S là một công cụ nâng cao năng suất rất phổ biến. Với những lợi ích cụ thể mang lại, cùng với sự đơn giản, dễ hiểu về mặt lý thuyết, dẫn đến tác động rất hiệu quả tới từng người lao động trong tổ chức, 5S được coi là một nền tảng cơ bản cho hoạt động cải tiến năng suất nói chung và nâng cao hiệu suất thiết bị nói riêng.
Áp dụng 5S trong các hoạt động TPM mang lại những lợi ích cơ bản như sau:
- Bố trí sắp xếp các dụng cụ hỗ trợ máy móc thiết bị một cách khoa học, hợp lý, thuận tiện khi sử dụng.
- Nhận diện khu vực và vị trí thiết bị trở nên rõ ràng hơn.
- Nâng cao tính sẵn có của các dụng cụ hỗ trợ cho hoạt động vệ sinh, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị. Qua đó, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu lãng phí liên quan đến tìm kiếm dụng cụ.
- Trong TPM, vệ sinh là kiểm tra, tương ứng với S3-sạch sẽ. Hoạt động này giúp phòng ngừa các sự cố an toàn, dừng lớn của máy móc thiết bị.
Tất cả mọi người trên trái đất :Bill Gates, Bill Clinton và bạn .Đều có quỹ thời gian giống nhau. Theo các chuyên gia...
TPM có nguồn gốc phát triển từ Bảo dưỡng phòng ngừa vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Bảo dưỡng...
TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...
Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...