TPM giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc loại bỏ các lãng phí liên quan đến thiết bị và cải tiến chất lượng sản phẩm, do đó mọi công ty, nhà máy sản xuất đều có thể triển khai áp dụng TPM. Tuy nhiên, triển khai thành công chương trình TPM không phải là một việc dễ dàng bởi công ty sẽ gặp rất nhiều những rào cản gây cản trở trong quá trình thực hiện. Công ty cần tập trung nỗ lực cải tiến vào hai đối tượng quan trọng, đó là con người và máy móc thiết bị. Chúng ta không thể nâng cao hiệu suất thiết bị nếu không thay đổi được thái độ và kỹ năng của con người. Bên cnahj đó, lãnh đạo cao nhất trong công ty đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng môi trường khuyến khích, hỗ trợ thực thi và duy trì những thay đổi. Điều này đòi hỏi công ty có mong muốn áp dụng TPM phải chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực cần thiết và có phương pháp triển khai có hệ thống.


CHƯƠNG 4 PHẦN 1. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG TPM
Từ kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia đã đúc kết ra kế hoạch triển khai để đảm bảo sự thành công TPM trải qua 4 giai đoạn  và bao gồm 12 bước.
1. Giai đoạn chuẩn bị:
- Bước 1: thông báo của lãnh đạo cao nhất về quyết định xây dựng hệ thống TPM.
- Bước 2: tiến hành đào tạo về TPM.
- Bước 3: thành lập tổ chức hoạt động cho TPM.
- Bước 4: thiết lập những chiến lược và mục tiêu cơ bản của TPM.
- Bước 5: xây dựng kế hoạch chi tiết dự án TPM.
2. Giai đoạn phát động:
- Bước 6: khởi động TPM.
3. Giai đoạn triển khai TPM.
- Bước 7: cải tiến hiệu suất thiết bị.
- Bước 8: Phát triển chương trình tự bảo dưỡng.
- Bước 9: phát triển chương trình bảo dưỡng định kỳ cho bộ phận bảo dưỡng.
- Bước 10: Tiến hành đào tạo nhằm cải thiện kỹ năng sản xuất và bảo dưỡng.
- Bước 11 xây dựng chương trình về quản lý thiết bị.
4. Giai đoạn củng cố, duy trì TPM.
- Bước 12: Hoàn thiện quá trình thực hiện TPM.


CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG.

           Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...

CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG.

Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA  CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA "CÔNG CỤ"

Vì quản lý chất lượng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên số người nước ngoài đến học hỏi ngày càng...