Thực hiện thành công TPM là một thử thách khó đối với mọi tổ chức, nó đòi hỏi sự cam kết thực sự mạnh mẽ của từ lãnh đạo cấp cao đến người công nhân thực hiện sản xuất.


4.3.1 Khó khăn thường gặp
Từ thực tế triển khai TPM, một số khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện TPM như sau:
- Thiếu các nguồn nhân lực cần thiết như con người, thời gian, kinh phí… để triển khai thực hiện các hoạt động của TPM. Bên cạnh đó sự hỗ trợ cũng thường không đầy đủ theo yêu cầu.
- TPM không phải và không thể tiếp cận theo kiểu "mỳ ăn liền", do đó nó cần sự thay đổi từ văn hóa cho đến hành động thực tế.
- Rất nhiều người quan niệm rằng TPM chỉ đơn thuần một "chương trình của tháng", không có sự tập trung vào bất cứ trọng tâm nào và thường dẫn tới nghi ngờ về hiệu quả thật sự của TPM
- Công nhân thường thể hiện phản đối mạnh với sự thay đổi.
- Nhiều người xem các hoạt động TPM là thêm công việc, gây rắc rối cho họ.
4.3.2  Những yếu tố thành công
Từ những khó khăn thường gặp như phân tích ở trên, người ta đã đúc kết được những yếu tó giúp thực hiện thành công và hiệu quả TPM bao gồm:
- Sự hợp tác của toàn thể đơn vị, từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên là yếu tố nền tảng vững chắc  biến những nỗ lực khi thực hiện TPM thành những thành công cụ thể. Kỹ năng trao đổi và truyền đạt thông tin của người điều phối chương trình TPM cũng có vai trò rất quan trọng. Người điều phối chương trình TPM phải trở thành một chuyên gia trong  lĩnh vực văn hóa TPM, đào tạo, truyền tải tinh thần TPM tới tất cả mọi người trong tổ chức. Bên cạnh đó, triết lý TPM yêu cầu phải có sự đóng góp hay cao hơn là cống hiến và đào tạo liên tục. Do đó, công ty cần chỉ định một hoặc hai công nhân hoạt động toàn thời gian cho TPM và những công nhân này định kỳ được tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về TPM.
- Xây dựng và duy trì được một chương trình Bảo dưỡng ngăn ngừa tốt tại công ty, nhà máy là vô cùng quan trọng. Với chương trình Bảo dưỡng, ngăn ngừa, mỗi máy móc thiết bị đều được nhận biết rõ ràng và có lịch sử vận hành, bảo dưỡng đầy đủ.
- Các chương trình đào tạo được thực hiện trong quá trình triển khai TPM không chỉ mang lại những thông tin, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng sản xuất và bảo dưỡng mà còn giúp xây dựng một văn hóa tong công ty, văn hóa về khuyến khích học hỏi, sẵn sàng thay đổi và cải tiến liên tục. Qua những chương trình đào tạo tất cả mọi người đều nắm rõ chính sách, mục tiêu TPM của công ty và có cơ hội được cập nhật các hoạt động cũng như kết quả thực hiện TPM. Các khóa đào tạo, hội thảo cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ cho mọi cấp độ trong công ty hàng tuần hoặc hàng tháng.
- Ở giai đoạn triển khai, tập trung vào các dự án cải tiến hiệu suất các thiết bị, tuyên truyền và động viên khen thưởng kịp thời hoặc định kỳ các cá nhân tích cực, các dự án có hiệu quả.
- Quan tâm việc duy trì và hoàn thiện quá trình TPM.
 
 


CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG.

           Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...

CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG.

Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA  CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA "CÔNG CỤ"

Vì quản lý chất lượng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên số người nước ngoài đến học hỏi ngày càng...