Sự khác nhau giữa hiệu suất công việc & Năng lực.

  
- " Hiệu suất " là kết quả lao động biểu hiện bằng khối lượng công việc làm trong một thời gian nhất định.
- " Năng lực" là khả năng sử dụng kiến thức ,khả năng vận dụng kỹ năng hiệu quả để giải quyết vấn đề trong thực tiễn luôn thay đổi.
Năng lực dựa trên:     

 -  Kiến thức:là những thông tin hữu ích mà người ta cần hiểu và ghi nhớ để phục vụ tốt cho công việc.
 -  Kỹ năng: là khả năng chuyển kiến thức thành hành động mà kết quả đạt được như mong muốn.
 - Thái độ  :

                            + Thái độ với công việc
                            + Thái độ trong các mối quan hệ bạn bè
                            + Thái độ đối với con người

*    Điểm đặc biệt: không cư xử theo những cách nhất định (tính linh hoạt, khả năng thay đổi, tự thích nghi….)

*    Phân loại năng lực :Năng lực có xu hướng rơi vào hai loại chính

  - Năng lực chức năng: Những năng lực bao gồm các yếu tố thành công rộng không gắn với một chức năng làm việc cụ thể hoặc công việc cụ thể

  - Năng lực kỹ thuật: Những năng lực bao gồm các yếu tố thành công cụ thể trong một vị trí làm việc hay ngành công nghiệp cụ thể

Ba định nghĩa quan trọng trong biểu đồ năng lực:

  - Bản đồ năng lực: Một bản đồ năng lực là danh sách các năng lực của một cá nhân đại diện cho những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong công việc nhất định, và là một phần của kế hoạch nghề nghiệp hiện hành của cá nhân.

  - Lập bản đồ năng lực: là quá trình xác định các năng lực chính cho một tổ chức và việc kết hợp giữa công việc và năng lực trong suốt các quá trình khác nhau như quá trình tuyển dụng, đánh giá, đào tạo.

  - Năng lực chủ chốt: Số năng lực thiết lập phải từ 4-7 là trung bình và đó phải là những năng lực quan trọng nhất để một cá nhân quản lý quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân.

Các bước liên quan đến quá trình lập bản đồ năng lực

  Bước 1: Tiến hành phân tích công việc bằng cách yêu cầu các cá nhân hoàn thành một bảng câu hỏi về vị trí thông tin hiện tại

  Bước 2: Sử dụng kết quả phân tích công việc, các nhà quản lý nguồn lực sẵn sàng để phát triển một mô tả công việc dựa trên năng lực, và được đối chiếu với bộ năng lực tiêu chuẩn được xây dựng trong quá trình tuyển dụng

  Bước 3: Với mô tả dựa trên năng lực cần có cho một công việc, chúng ta dễ dàng có thể bắt đầu lập bản đồ các năng lực nguồn nhân lực cảu tổ chức

  Bước 4: Sử dụng kết quả đánh giá năng lực để xác định những gì cần phải bổ sung hoặc đào tạo để phát triển năng lực cá nhân
 



 

 

Lợi ích của bản đồ năng lực

Đối với cá nhân: 

     - Ý thức rõ hơn về khả năng của bản thân khi biết mực độ phát triển năng lực của mình so với những yêu cầu của thị trường việc làm ở các vị trí tương đương
     - Cơ hội để thể hiện bản thân tốt hơn trước các nhà phỏng vấn khi tìm việc
     - Thể hiện sự tự tin đến từ hiểu biết lợi thế cạnh tranh của bản thân một cách thuyết phục hơn
     - Phát triển năng lực còn yếu thông qua những kinh nghiệm của bản thân hoặc của người khác
     - Xác định các yếu tố để thành công trong công việc và vị trí làm việc trong tổ chức
Đối với tổ chức

     - Có thể đánh giá hiệu quả công việc hiện tại của từng nhân viên và nhu cầu phát triển trong tương lai của những vị trí quan trọng
     - Lập bản đồ khả năng kế nhiệm cho nhân viên trong tổ chức
     - Phân loại nhân viên và có thể kế hoạch sử dụng nguồn lực hiệu quả
     - Lựa chọn ứng viên cho vị trí mở, chuẩn bị nguồn nhân lực thừa kế thích hợp

Thay đổi cái nhìn về sự khác biệt của mỗi cá nhân:

     - Thách thức đầu tiên phải đối mặt là khả năng lập bản đồ năng lực hiệu quả dựa trên các phân tích cụ thể, sâu sắc về các năng lực cần thiết để thành công trong nghề nghiệp của cá nhân ở những vị trí quan trọng trong tương lai
     - Thách thức thứ hai là nó sẽ gặp một số khó khắn cho nhiều cá nhân để có thể tự tạo ra bản đồ nawg lực cho riêng mình
     - Thách thức thứ ba đã được đề cập trước. Đó là các cá nhân đnag “ngủ quên trong chiến thắng” từ các thành quả trước đó nên ít thoải mái và tỉnh táo để lựa chọn các năng lực thêm vào cho bản đồ năng lực nhằm phát triển hơn nữa bản thân và hoạt động này dường như trở thành việc tự chúc mừng và không thay đổi thêm được nữa
     - Và thách thức cuối cùng là tất cả năng lực bao gồm các thuộc tính khác như tính cách, cách suy nghĩ,lòng tự trọng, tư duy, mở rộng ra ngoài kiến thức và kỹ năng hiện có của bản thân.
 
 
 


 


CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN  ISO 9000 (P1) CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000 (P1)

Có thể nói, trước sức cạnh tranh và đòi hỏi của thị trường, việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 12. CÂU CHUYỆN NÚM CHỌN TÍN HIỆU(TUNER) CHƯƠNG 1 - PHẦN 12. CÂU CHUYỆN NÚM CHỌN TÍN HIỆU(TUNER)

Trước đây, sự cố máy vô tuyến truyền hình làm nhà sản xuất đau đầu là núm chọn tín hiệu( núm dò...

CHIẾN LƯỢC CHI TIÊU PHÁ CÁCH TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI. CHIẾN LƯỢC CHI TIÊU PHÁ CÁCH TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI.

Trả lời câu hỏi “Đâu là thử thách điển hình đối với tư duy truyền thống về những điều cần làm trong giai đoạn...

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VỀ HỆ THỐNG TÍCH HỢP PAS 99 CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG VỀ HỆ THỐNG TÍCH HỢP PAS 99

Việc tích hợp các hệ thống cần được lập kế hoạch và triển khai theo một cách có cấu trúc. Nhiều tổ chức, doanh...

GIỚI THIỆU VỀ GMP GIỚI THIỆU VỀ GMP

GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những...