Tất cả mọi người trên trái đất :Bill Gates, Bill Clinton và bạn .Đều có quỹ thời gian giống nhau. Theo các chuyên gia về Quản lý Thời gian, chúng ta dành 50% thời gian của mình để xử lý thông tin và 80% lượng thông tin đó không có giá trị. Do vậy, vấn đề không phải là chúng ta có bao nhiêu thời gian mà là cách chúng ta sử dụng nó. Điểm mấu chốt là làm thế nào chúng ta sử dụng thời gian một cách có hiệu quả....


Chiến lược về cách sử dụng thời gian:
 
1.      Biết cách lập kế hoạch khoa học:
 

 

 

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ tạo cho bạn định hướng cho một khoảng thời gian nhất định như 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm hay 3 năm, 5 năm, 10 năm. Muốn sắp xếp công việc cho ngày hôm nay, bạn phải biết bạn sẽ phải hoàn thành những công việc gì trong tuần này? Muốn sắp xếp công việc cho tuần này, bạn phải biết bạn sẽ phải hoàn thành những công việc gì trong tháng này? Vì thế, việc đầu tiên để quản lý được thời gian là bạn phải có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và khoa học. Kế hoạch càng chi tiết và rõ ràng, khoa học bao nhiêu, bạn sẽ dễ sắp xếp thời gian hợp lý và hiệu quả bấy nhiêu.
 
2.      To do list trong ngày:

 

 

Sau khi có một to do list của từng tháng, từng tuần, bạn phải liệt kê ra to do list trong một ngày dựa vào những to do list lớn. Công việc này nên được thực hiện từ chiều tối của ngày hôm trước. Liệt kê tất cả những công việc cần phải hoàn thành và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý, ưu tiên hợp lý. Cuối cùng, phân bố thời gian cho từng công việc, nhiệm vụ sẽ phải hoàn thành. Thao tác này giúp bạn có thể làm được tất cả công việc trong ngày, không bỏ sót việc nào và cũng tránh lãng phí thời gian cho những việc không cần thiết. Thật là kỳ diệu phải không?

 
3.      Xác định thời gian cho mỗi công việc cụ thể:

 

 
Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc thậm chí phải chính xác đến từng phút. Và một điều rất quan trọng các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì giải quyết như thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20-25% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, tốt nhất hãy tập trung chúng lại. Thao tác phải nhanh, gọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả để tránh những khoảng thời gian chết lãng phí vào những việc bé nhỏ, linh tinh.
 
4.      Đi tìm “kẻ cắp thời gian” và đánh bại chúng:

  

 
Những “kẻ cắp thời gian” rất quen thuộc với chúng ta như là: tám điện thoại quá lâu, chơi dở một trận game, lang thang mua sắm vớ vẩn không cần thiết và ngủ nướng vào buổi sáng… Tất cả những “kẻ cắp” này sở dĩ vẫn tồn tại là do sự dễ dãi, tùy tiện của bản thân mà không tuân theo một trật tự, kỷ luật nào. Vì thế, một điều tất yếu của việc thực hiện mục tiêu và sử dụng thời gian hiệu quả là bạn phải tuân thủ chính xác những gì kế hoạch và thời gian biểu của bạn đã xây dựng sau đó thẳng tay loại bỏ những kẻ cắp thời gian bằng mọi cách. Bạn biết cách lập kế hoạch mà không có tính kỷ luật trong quá trình thực hiện, bạn vẫn chưa là người biết quản lý thời gian hiệu quả.
Những điều ở trên là những gợi ý thiết thực cho những ai đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian trong công việc và học tập, những người mong ước sẽ đạt được thành công trong công việc và có kết quả tốt trong học tập mà vẫn chưa biết sử dụng một tài sản quý giá mà tạo hóa ban tặng – thời gian. Cách sử dụng kho tài sản này sẽ sinh ra “vàng” hay thứ gì đó quý giá hơn cả vàng? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của bạn ngay ngày hôm nay.

NÂNG CAO QUẢN LÝ NÂNG CAO QUẢN LÝ

Đã một thời gian dài nhiều người khẳng định rằng khả năng vốn có trong một số cá nhân nhất định được chọn...

BIỂU ĐỒ NĂNG LỰC BIỂU ĐỒ NĂNG LỰC

Sự khác nhau giữa hiệu suất công việc & Năng lực.    - " Hiệu suất " là kết quả lao động biểu hiện bằng...

LEAN - CÔNG CỤ HỮU ÍCH GIẢM LÃNG PHÍ, TĂNG NĂNG SUẤT LEAN - CÔNG CỤ HỮU ÍCH GIẢM LÃNG PHÍ, TĂNG NĂNG SUẤT

Lean manufacturing công cụ hữu ích để giảm lãng phí,tăng năng suất cho các doanh nghiệp.Trong những năm qua, nền kinh tế...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TPM LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TPM

TPM có nguồn gốc phát triển từ Bảo dưỡng phòng ngừa vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Bảo dưỡng...