Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, đổi mới là việc hiển nhiên. Nhưng mục tiêu và chiến thuật đúng đắn nhất để thực hiện chiến lược đổi mới thì không phải công ty nào cũng có được. 


Nỗ lực đổi mới bằng niềm tin?

Các công ty thường khởi đầu nỗ lực đổi mới bằng cách tập hợp một nhóm người lại và nói với họ rằng: "Bây giờ chính là thời điểm đổi mới của chúng ta!" Thực ra, tôi chưa thấy những nỗ lực theo kiểu này thành công bao giờ.
                            

Đã đến thời điểm mà chúng ta cần đổi mới

Thay vào đó, dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các công ty mới bắt tay vào nỗ lực đổi mới rằng: Hãy tạo ra một chiến lược cải cách, trong đó chỉ rõ các mục tiêu hướng tới cũng như chiến thuật cụ thể để đạt được chúng.
Chiến thuật và mục tiêu.
Mục tiêu rõ ràng có thể giúp những nhà đổi mới nội bộ giúp xác định được chính xác cái mà họ đang nỗ lực hướng tới là gì.
Một điểm khởi đầu hợp lý có lẽ chính là tưởng tượng xem viễn cảnh thành công trong năm năm tới của công ty sẽ như thế nào.
Liệu bạn đang tìm cách nhân đôi quy mô kinh doanh? Hay tiếp tục giữ vững nó phát triển như bây giờ? Hay bạn mong đợi một điều gì khác? Hãy thiết lập mục tiêu cho giai đoạn một vài năm tới, và điều đó sẽ rất hữu hiệu trong việc phi chính trị hóa một buổi thảo luận có khả năng là sẽ rất quyết liệt.
Tiếp theo, hãy tiếp tục nghĩ về các nguồn lực tăng trưởng phát triển. Bạn có thể kỳ vọng hợp lý bao nhiêu vào sự đóng góp từ giá trị kinh doanh cốt lõi của công ty?
Trong một số ngành công nghiệp, có thể vai trò đóng góp trong năm năm tới của bạn còn thấp hơn sự đóng góp ở vào thời điểm hiện tại, thì điều đó cũng không vấn đề gì.

Sau đó, cùng nhìn vào những thành quả đã đạt được trong vòng tròn phát triển hiện thời của công ty. Bạn có thể kỳ vọng rằng chúng sẽ có đóng góp gì trong tương lai?

Một lời khuyên đưa ra cho bạn là: phải đảm bảo chắc chắn rằng trong vòng tròn đó đã đề cập đến yếu tố rủi ro. Nếu bạn giả định rằng tất cả các dự án đều có khả năng thành công, thì có nghĩa là bạn đang lạc quan một cách thái quá.

Bây giờ, hãy cùng tính toán khoảng cách giữa những điểm mà kế hoạch đã tính toán đạt được và điểm mà bạn mong muốn hướng tới (Và tôi phải lưu ý rằng luôn luôn tồn tại khoảng cách giữa chúng). Khoảng cách đó chính là mục tiêu dành cho nỗ lực đổi mới của bạn.

Sau khi tính toán, bạn hãy suy nghĩ về những chiến thuật sẽ được mang ra thảo luận. Rất nhiều người nghĩ rằng sự sáng tạo và sự hỗn độn là bạn đồng hành.

Chúng tôi thì không đồng tính với quan điểm đó. Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng sẽ thật là hữu ích nếu bạn xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng những gì bạn muốn các nhà đổi mới làm, những gì bạn sẽ coi trọng, và những gì bạn muốn họ không nên làm.
Sự lựa chọn hoàn hảo.


Một cách để giúp cho việc hình dung sự lựa chọn chiến thuật trở nên dễ dàng là sử dụng sơ đồ Goals and Boundaries (Mục tiêu và Giới hạn) dưới đây:  
Sơ đồ ở trên thể hiện các mục tiêu và giới hạn của những mục tiêu đó trong việc đổi mới một tổ chức. Hãy chú ý vào mức độ mà sơ đồ chỉ ra tác động của các nhân tố ra sao, trong đó bao gồm: mức thu nhập ở trạng thái dừng, các kênh phân phối, mô hình kinh doanh và thương hiệu sản phẩm.
Bạn có thể tự điều chỉnh các véc–tơ tùy theo hoàn cảnh hiện thời của công ty, và thống nhất một cách rõ ràng từ trong ra ngoài về những gì sẽ nằm trong, nằm ở vành đai và nằm bên ngoài vòng tròn.
Đạt được sự thống nhất như vậy trên sơ đồ sẽ hỗ trợ bạn đánh giá các ý tưởng và giúp định hướng các nhà đổi mới trong những nỗ lực đột phá của họ.
Hình thành mục tiêu và xác định được các chiến thuật sẽ là bàn đạp cho nỗ lực đổi mới, cải cách của công ty. Hãy bắt tay ngay vào việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ cho chiến lược đó, và điều này có nghĩa là bạn đang trên đường đi tới gặt hái những thành quả đổi mới.

-Bài viết của Scott Anthony trên chuyên mục Discussion Leaders, tạp chí Harvard Business Online –


TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...

"CƠN SỐT PALIN" HAY CHIẾN LƯỢC MARKETING DỰA HƠI NGƯỜI NỔI TIẾNG.

Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...

CHƯƠNG 3 PHẦN 4. DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỪ ĐẦU. CHƯƠNG 3 PHẦN 4. DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỪ ĐẦU.

1. Duy trì chất lượng.  Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm...

QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG - CRM QUẢN LÝ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG - CRM

Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng(CRM) là một phương pháp thiết thực, mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho việc duy trì và tạo ra...