Một hội nghị giáo dục về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tổ chức tại
"Đó là một câu hỏi hay" - Tom Omberg, một thành viên của Deloitte & Touche trả lời một người hoài nghi về IFRS quan tâm đến chi phí của việc chuyển đổi sang một tiêu chuẩn kế toán mới - " Tôi có thể giả định rằng họ sẽ không thúc ép bất cứ ai. Điều đó có thể là một khả năng vận dụng khá đắt giá."
Tháng 8, SEC đã đưa ra lộ trình trước công chúng. Theo đó, những báo cáo bắt buộc trong IFRS sẽ bắt đầu vào năm 2014, 2015 hoặc 2016, tuỳ theo quy mô của công ty. Uỷ ban này cho biết họ sẽ đưa ra quyết định xem liệu IFRS có trở thành bắt buộc với các doanh nghiệp Mỹ hay không vào năm 2011?
Động thái này có thể đào thải các nguyên tắc kế toán hiện thời (GAAP). Nhưng uỷ ban vẫn còn hơn 1 tháng sau đó để đưa ra một lịch trình cụ thể hơn trình trước Liên bang. Điều này gây nên tranh cãi xung quanh việc: Liệu khủng hoảng tài chính có làm các nhà làm luật bận tâm đến nó, hay đưa ra những xem xét nào khác không?
Khủng hoảng: nguyên nhân của sự thay đổi bất đắc dĩ
Edward Riedle, Giáo sư ngành quản lý và kế toán tại trường Kinh doanh Harvard nói: "Nếu khủng hoảng và suy thoái tín dụng lan rộng và kéo dài hơn dự đoán, uỷ ban chứng khoán SEC bất đắc dĩ sẽ phải thực hiện những thay đổi lớn về báo cáo tài chính."
Lộ trình cho thấy rõ những trở ngại mà nó có thể vấp phải. Đầu tuần, Jack Ciesielski, tác giả của bản tin được nhiều người theo dõi Analyst's Accounting Observer đã viết trong Thời báo Tài chính (The Financial Times) rằng các nhà đầu tư Mỹ nên thận trọng với bất cứ lộ trình nào được đưa ra bởi SEC, và ông chỉ trích Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board - IASB) đã sửa đổi quy tắc giá trị danh nghĩa nhằm thoả mãn những nhà làm luật Mỹ mà bỏ qua thời gian cần thiết để tiến hành sửa đổi.
"Điều cần thiết là một vài năm cạnh tranh công bằng giữa các quy định tiêu chuẩn chứ không phải là sự tập trung vội vã trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, kể từ cuộc Đại suy thoái 1929" - ông viết.
Về phần mình, SEC cho biết uỷ ban này đang hướng tới thực hiện kế hoạch của mình. John Nester, phát ngôn viên của uỷ ban cho biết rằng lịch trình có thể được công bố vào tuần tới và sẽ sẵn sàng đón nhận những bình luận của công chúng. Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASB) cũng ủng hộ việc tiến hành kế hoạch này. "Cuộc khủng hoảng gần đây đã nêu bật sự cần thiết về một sân chơi bình đẳng và sự rõ ràng trong kế toán" - Mark Biatt, một phát ngôn viên của IASB nói.
Vì vậy, những kế toán viên, nhà kiểm toán và các học giả khác cũng nên sẵn sàng. Mike Hall, một đối tác trong dịch vụ giao dịch tại công ty kiểm toán KPMG phát biểu tại hội nghị rằng ông lo ngại khủng hoảng tín dụng sẽ thúc đẩy sự tập trung mà Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính (Financial Accounting Standards Board - FASB) và IASB đang cùng hợp tác chặt chẽ và đồng ý hợp nhất nhiều dự án của họ.
Trong khi đó, Alan Jagolinzer, Giáo sư Kế toán tại trường Kinh tế Stanford cũng đang tổ chức một cuộc hội nghị hàn lâm với SEC. Qua đó, các học giả có thể đưa ra đề xuất cho những thay đổi phía trước.
"Tôi ngờ rằng có rất nhiều động lực thúc đẩy sự hội nhập và tôi không biết tại sao điều đó cần thiết phải thay đổi" - ông Jagolinzer nói.
TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...
Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...
Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được...
1. Duy trì chất lượng. Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm...
Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng(CRM) là một phương pháp thiết thực, mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho việc duy trì và tạo ra...