Khi kinh doanh, một số công ty luôn đặt tính minh bạch như là tiêu chuẩn uy tín hàng đầu. Còn công ty của bạn thì sao? Bài học thực tiễn của Societe Generale liệu có giúp ích được gì cho bạn? 

Société Générale (SG) là một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn của châu Âu và mở rộng hoạt động ra khắp thế giới. SG có trụ sở chính tại Tours Société Générale ở quận kinh doanh của La Défense phía tây Paris, Pháp.Đây là một trong những ngân hàng cổ nhất ở Pháp, được thành lập ngày 4-5-1864. Tên gọi ban đầu của nó là Société Générale pour favoriser le développement du commerce et de l"industrie en France (TA: General Company for the Support of the Development of Commerce and Industry in France).SG thường được gọi bằng nickname SocGen trong giới tài chính quốc tế. Năm 2006, tổng thu nhập của Société Générale là 8,03 tỷ Euro (2006).


Những công ty tuân thủ nguyên tắc thì có cơ hội tồn tại, thậm chí làm ăn phát đạt. Còn không thì sẽ phải chịu hậu quả, thậm chí là phá sản.Vả lại, các công ty cũng không có sự lựa chọn nào khác. Giờ là kỷ nguyên của sự minh bạch nhờ có các trang như You Tube, chu kỳ đưa tin liên tục 24/7 và mạng Internet. Những gì bạn không thừa nhận trước công chúng sẽ lập tức được đăng tải trong một hoặc quá lắm là hai phần tỷ giây.

Tất nhiên, khi tin tức đã được người khác nhào nặn thì chẳng mấy khi nói tốt cho bạn. Như vậy, bạn đã bổ sung tội lẩn tránh trách nhiệm vào danh sách các sai lầm của công ty.

Có thể phủ nhận tính cấp bách và cần thiết của sự minh bạch trong thời buổi hiện nay không?

Hãy xét trường hợp gần đây liên quan đến Daniel Bouton, CEO kiêm Chủ tịch của Societe Generale (SG). Hồi tháng 01/2008, vào một dịp cuối tuần, ông phát hiện ra rằng một nhân viên giao dịch tha hoá tại cửa hàng đã phát ra tới gần 50 tỷ Euro trả tiền thua cá độ, lượng tiền này còn lớn hơn giá trị của công ty.

Bouton đã phản ứng thế nào? Ông ta đã thông báo cho một vài nhân viên tin cậy. Nhờ hai nhân viên biết giữ mồm giữ miệng giúp đỡ, tạm ngừng giao dịch và tập trung giải quyết vấn đề tài chính của SG trong vài ngày. Vào giữa tuần, Bouton đã có thể thông báo cho báo giới Pháp và thế giới tin tức giật mình là ông ta đã cứu được công ty và khoản tiền 4,9 triệu euro.



 

Tin xấu là thông tin trên có tác động quá lớn. Tin tốt là công ty đã không phá sản trong tuần đó.

Bouton đúng hay sai?
Nếu ông ta công bố cho công chúng thì gần như chắc chắn công ty đã phá sản.


Nếu ông ta thông báo cho các phương tiện truyền thông vào sáng thứ hai, chắc chắn SG sẽ bị nhấn chìm do tình trạng náo loạn phát sinh và tác động gây nên sự bất ổn tài chính lớn hơn nhiều. Thực tế không vậy, thiệt hại đã được khắc phục và công ty tiếp tục hoạt động.

Cuối cùng, Bouton cũng thôi chức CEO vài tháng sau, song vẫn nắm cương vị Chủ tịch. Liệu đó có phải là sự trừng phạt thích đáng hay chỉ là dấu hiệu ngầm khích lệ cho hành động cứu nguy dũng cảm kiểu cao bồi?

Thực tế, Bouton chỉ có thể cứu công ty nhờ việc giấu kín những thông tin quan trọng. Còn chúng ta thấy gì qua đó?
Cái giá phải trả cho hành động che giấu thông tin không dừng lại ở đó. Nhìn chung, Bouton và SG đã đánh mất sự tín nhiệm của báo chí và công chúng. Điều này sẽ tác động đến họ thế nào? Trong một thông báo báo chí gần đây, SG đã buộc phải tuyên bố như sau:

"Societe Generale một lần nữa chính thức bác bỏ những tin đồn lan truyền trên thị trường hiện nay. Vào thời điểm này, tập đoàn không hề gánh chịu bất cứ thua lỗ đáng kể nào trong các hoạt động sản xuất chính đòi hỏi phải tái đầu tư dưới bất cứ hính thức nào.

Paris, ngày 13/10/2008." 

 



Về lâu dài, tôi đoán SG sẽ phải chịu hậu quả và sụp đổ. Bouton đã cứu công ty vào tuần đó, song niềm tin khi đã đổ vỡ thì không dễ gì khôi phục lại. Mà không có niềm tin thì một công ty hoạt động dựa vào uy tín không thể tồn tại.


CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG.

           Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...

CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG.

Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA  CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA "CÔNG CỤ"

Vì quản lý chất lượng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên số người nước ngoài đến học hỏi ngày càng...