Với mô hình đóng góp cộng đồng, đã có rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Bạn có muốn học hỏi họ không? Scott Cook - người đồng sáng lập của công ty phần mềm Intuit - một trong những công ty tiêu biểu thành công nhờ mô hình này, sẽ tư vấn cho bạn. 


Bắt đầu từ đâu?



Tôi bắt đầu bị thuyết phục bởi tiềm năng mở rộng kinh doanh của mô hình chia sẻ cộng đồng từ thời điểm năm 2005. Tuy vậy, phải tới bây giờ tổ chức Intuit mới bắt đầu khai thác ý tưởng này.Có lẽ nguyên nhân chính là do tôi đã đánh giá thấp vai trò, tác động đa chiều mà thuyết mô hình chia sẻ cộng đồng đã chỉ ra. Trên thực tế, mô hình này thực sự đang đặt ra một thách thức cho bất kỳ một niềm tin vững chãi nào về vai trò quản lý, giá trị của các chuyên gia, nhu cầu kiểm soát khách hàng và tầm quan trọng của việc bảo đảm chất lượng.

Đôi khi, nếu nhìn lướt qua thì phản hồi từ khách hàng hơi lộn xộn, và có đôi chút e dè. Chính vì thế việc tạo ra một "sân chơi công cộng" – nơi họ có quyền tự do bình luận về sản phẩm của công ty, và về chính công ty của bạn – có thể sẽ giúp loại bỏ tư tưởng quản lý lạc hậu "đừng bắt tôi phải chịu trách nhiệm về những điều mà chính tôi cũng không kiểm soát được".

Quả thực, việc áp dụng những cách thức như tôi đã đề cập ở trên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi các đối thủ của bạn đã khiến bạn tâm phục khẩu phục, và cho bạn thấy hiệu quả của mô hình chia sẻ ra sao và có thể áp dụng tới mức độ nào trong lĩnh vực của bạn.

Dù vậy, cần phải làm gì nếu bạn lại muốn đánh bại và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh? Dưới đây là lời khuyên của tôi dành cho các nhà quản lý cấp cao đang trong nỗ lực để xây dựng mô hình đóng góp cộng đồng trong chính doanh nghiệp mình.

Vận dụng kinh nghiệm cá nhân để đổi mới tư duy.




Tôi mới phát hiện ra rằng thường thì tư tưởng cố hữu của một người chỉ thay đổi khi chính họ tham gia vào quá trình trao đổi cùng mọi người.Để giảm bớt sự thận trọng ở các vị giám đốc chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy nhờ những người nhiệt tình, có tâm huyết chia sẻ kinh nghiệm của bản thân họ thông qua mô hình đóng góp cộng đồng.

Để tạo dựng sự nhận biết, không loại trừ việc để cho mọi người tìm hiểu về các loại mô hình chia sẻ trên trang Amazon và sắp xếp chúng theo từng loại hình. (Nếu tìm kiếm tích cực, bạn sẽ tìm thấy tới 23 mô hình khác nhau trên cùng một trang kết quả ở Amazon).

Hãy yêu cầu những nhà điều hành chưa dày dặn kinh nghiệm tìm kiếm và ứng dụng bất kỳ mô hình chia sẻ nào phù hợp với sở thích cá nhân của họ - điều này sẽ giúp họ dần nhận chân được rằng các mô hình sẽ làm việc ra sao.
Hãy chia ban lãnh đạo thành những nhóm nhỏ, và để cho từng nhóm cho ý kiến về mức độ có thể áp dụng mô hình chia sẻ vào việc giải quyết những vấn đề liên quan tới cả khách hàng lẫn nội bộ nhân viên. Bước tiếp theo là yêu cầu các nhóm sau khi thảo luận sẽ phác thảo ra một mô hình mới để có thể trình bày với một nhóm lớn hơn.

 

Khuyến khích những trải nghiệm đột phát và bất ngờ.
 


Hãy khuyến khích những cuộc thử nghiệm nho nhỏ mang phong cách đột phá, bất ngờ. Thử thách nhân viên tạo dựng một cộng đồng nơi họ tìm có thể chia sẻ những đam mê của mình mà không cầu phải có bất kỳ sự thông qua nào từ phía lãnh đạo.

Thử nghiệm với với những nhóm nhỏ nhân viên hoặc khách hàng. (Tại Intuit, chúng tôi đã từng thử nghiệm theo cách này với gói phầm mềm tính thuế Turbo Tax - phiên bản có doanh thu thấp nhất, tính ra chỉ có khoảng dưới 1% người dùng sản phẩm này).

Hầu hết các thử nghiệm có thể sẽ không thành công; hãy nói trước với tổ chức của bạn rằng điều này chẳng vấn đề gì hết. Hãy gửi đi thông điệp từ những bài học giá trị rút ra sau mỗi lần thất bại, như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho các đội khác.

Cho phép những người có tâm huyết và các nhân viên trẻ đưa ra ý tưởng và tham gia lãnh đạo.

Hãy kỳ vọng rằng những ý tưởng đóng góp cho sự hình thành một cộng đồng chia sẻ sẽ xuất phát từ chính những người thường xuyên tham gia vào cộng đồng này. Thông thường, những người đó đều là các nhân viên trẻ tuổi trong công ty.
Hãy bắt tay vào tìm kiếm họ. Hãy làm cho họ trở thành cố vấn đắc lực của bạn. Bạn có thể trao cho họ quyền lãnh đạo trong việc kiếm tìm và tạo ra đường đi mới cho công ty và từ đó khách hàng có thể thu được lợi ích từ chính mô hình đóng góp.

Đừng ngần ngại để cho họ phát triển một nguyên mẫu nào đó, chỉ cần yêu cầu họ cho bạn xem trực tiếp sản phẩm, rồi sau đó hãy giúp họ tiến hành hiện thực hóa một số ý tưởng nhất định.

 

Cho phép tự do trong giới hạn.
 


Tôi hoàn toàn không tán thành việc thông qua hệ thống chia sẻ, bạn cứ tha hồ thổi phồng rồi "xào xáo" lại công việc kinh doanh hiện tại của mình. Đừng thử nghiệm với những gì vượt quá hoạt động kinh doanh vốn có.Hãy cho những người thử nghiệm thực hiện trong một khung nhất định – có lẽ là đủ lớn, nhưng không phải là trải dài vô tận và không có giới hạn. Mặc dù vậy, trong phạm vi cho phép đó, hay đảm bảo rằng họ không cảm thấy lúc nào cũng bị các chuyên gia làm sao lãng và rằng những thử nghiệm mới của họ sẽ không bị bóp nghẹt bởi các sáng kiến lớn hơn.

Bảo vệ những thử nghiệm mới khỏi bản năng kiểm soát vốn có của công ty.

Nhượng lại một phần quyền quản lý trong toàn bộ tiến trình sản xuất kinh doanh cho người ngoài, dù là đã giới hạn ở một phạm vi nhất định, nhưng vẫn có thể trở thành mối đe dọa với tổ chức của bạn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo hoạt động trong một số lĩnh vực nhạy cảm - ví dụ như thương nhân hay luật sư – thì việc này có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy đôi chút e ngại.

 

Để vượt qua bản năng muốn nắm giữ quyền kiểm soát và hiện trạng vốn có, hãy chỉ định một người đứng ra đỡ đầu cho những thử nghiệm mới và bảo vệ chúng khi cần thiết cũng như phá bỏ rào cản khi các sáng kiến gặp phải sự phản kháng từ phía tổ chức.
 

Tận dụng sức mạnh từ khách hàng để khởi động dự án.



Một số mô hình đóng góp mới đang phải đối mặt với một vấn đề gây tranh cãi muôn thưở "con gà - quả trứng". Có nghĩa là, chúng hoàn toàn trống rỗng và vô dụng chỉ đến khi dân tình bắt đầu tranh luận và đóng góp vào những cộng đồng này.

Tuy nhiên, sẽ gần như chẳng có vị khách nào bị cuốn hút vào viếng thăm một cái gì đó hoàn toàn trống rỗng và vô dụng cả. Chính vì thế, khi khởi đầu bất kỳ một mô hình chia sẻ nào, bạn hãy nghĩ ngay tới những lợi thế mà công ty có thể tận dụng được như: các khách hàng hiện tại, lượng truy cập website của công ty, dữ liệu tổng hợp các phản ứng của khách hàng, và đôi lúc phải tận dụng đến cả các trung gian – những người sẽ tìm kiếm các phương thức thử nghiệm mới đáng giá.

Cho phép chính người sử dụng quyền thường xuyên "bình bầu".

Xét trên khía cạnh này, khách hàng mới là người đảm nhận vai trò tốt hơn những nhà điều hành, chính vì vậy hãy trao việc thử nghiệm càng sớm càng tốt vào tay những khách hàng thực sự.Cần giảm thiểu một cách tối đa, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn việc bỏ thời gian công sức vào nghiên cứu thị trường, những bản phân tích dài dòng và tẻ ngắt, những buổi thuyết trình PowerPoint, hay những báo cáo đánh giá thường xuyên của ban quản lý.

Chúng tôi đã mượn một ý tưởng từ gã khổng lồ Google trong việc phát triển một trang web công cộng . Trong đó, những thử nghiệm mới nhất của chúng tôi được giới thiệu một cách công khai, và cho phép những người thực hiện việc thử nghiệm một cách tiếp cận nhanh và trực tiếp với các khách hàng, mà có thể bỏ qua cả tiến trình giới thiệu sản phẩm thông thường.

Tìm kiếm sự tán thành trong nội bộ sau một vài thử nghiệm thành công.

Những thử nghiệm mang tính đột phá và bất ngờ được thiết kế nhắm đối mặt với sự phản kháng từ tổ chức. Quan trọng trên hết, bạn muốn tạo ra sự đổi mới trong mô hình đóng góp của người dùng để hòa vào với quá trình hoạt động bình thường của công ty, tuy nhiên, bạn phải nỗ lực thường xuyên để dần dần chuyển đổi thái độ và tư duy của mọi người cho tới khi bạn chỉ ra được minh chứng là một hoặc hai thử nghiệm thành công.

Buổi họp với những nhà điều hành cấp cao của Intuit được diễn ra vào đầu năm ngoái để thúc đẩy việc phát triển mô hình đóng góp từ người dùng. Chúng tôi đã lãng phí mất hai năm trước đó (2005 – 2006), đáng lẽ ra chúng tôi phải bắt đầu thử nghiệm mô hình này từ lâu.

Tuy vậy, giờ đây với một vài sáng kiến được triển khai thành công, Tổng Giám đốc Điều hành mới được bổ nhiệm của Intuit – ngài Brad Smith, và tôi cảm thấy rằng đây chính là thời điểm đúng đắn để đưa những ý tưởng đó vào một xu thế chung tất yếu. Ngoài ra chúng tôi còn bàn về việc tại sao sự đóng góp từ phía người dùng lại trở thành trọng tâm trong chiến lược cải tổ công ty.

Tôi không thể khẳng định chắc chắn rằng tất cả mọi người trong cuộc họp đó đều thừa nhận quan điểm về mô hình này. Một vài người cảm thấy nghi ngờ, e ngại rằng nó sẽ làm đứt quãng công việc hàng ngày của họ.Dù thế nào đi chăng nữa, trong khán phòng hôm đó, thực sự đã có một luồng sinh mới. Giữa cuộc họp, tôi có dừng lại một chút để hỏi liệu xem có ai có câu hỏi gì không.

Thay vì tự mình trả lời câu hỏi của họ, tôi đã viết một vài câu hỏi lên trên bảng và đề nghị tất cả mọi người cùng thảo luận chúng. Theo như những gì tôi quan sát được, mọi người đều đưa ra câu trả lời – và chúng còn hay hơn cả câu trả lời mà tôi định nói.

(Trên thực tế, tôi đã chọn lọc và đưa một vài trong số những câu trả lời đó vào bài viết này). Sau đó, khi nghỉ giải lao, tôi đã nhắc nhở những nhà điều hành rằng tất cả chúng ta vừa mới có một trải nghiệm với mô hình đóng góp cộng đồng.
Kể từ sau cuộc họp đó, hoạt động của các nhóm thông qua mô hình chia sẻ này vẫn không ngừng tăng lên trong công ty - giống như từ một ngọn thủy triều nhỏ đã trở thành những đợt sóng lớn. Và thực sự thì chúng tôi mới chỉ vừa bắt đầu.


TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...

"CƠN SỐT PALIN" HAY CHIẾN LƯỢC MARKETING DỰA HƠI NGƯỜI NỔI TIẾNG.

Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...

QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control) QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control)

          Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được...

CHƯƠNG 3 PHẦN 4. DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỪ ĐẦU. CHƯƠNG 3 PHẦN 4. DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỪ ĐẦU.

1. Duy trì chất lượng.  Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm...