Ở phần trước, Scott Cook đã nêu lên một mô hình có thể tạo ra lợi thế kinh doanh vượt bậc cho các công ty: mô hình đóng góp cộng đồng. Hãy nghe ông tiếp tục phân tích về những lợi thế và quan niệm sai lầm của các nhà lãnh đạo khi ứng dụng mô hình này. 


Lợi thế về chi phí.



 

Liệu bạn có bao giờ tự hỏi rằng Wikipedia trả gì cho các tác giả cũng như người biên tập các bài báo trên trang này? Hay Facebook và Myspace trả gì cho những người vẫn cần mẫn cập nhật và bổ sung vào hồ sơ thông tin cá nhân công khai của họ – nhân tố làm nên giá trị cốt lõi cho Facebook hay Myspace?

Câu trả lời là: Không có gì! Những trang này hoạt động dựa trên các nguồn "nguyên liệu thô" hoàn toàn miễn phí, bởi vì về cơ bản người sử dụng tự nguyện đóng góp xây dựng mà không đòi hỏi công ty phải trả cho họ một khoản phí nào.
Mục đích phát triển một cộng đồng cùng chung tay đóng góp cho sự phát triển của các trang web rất đa dạng, cũng có những người làm vậy vì tư lợi cá nhân, nhưng nhìn chung mọi người tham gia đều đủ khả năng để thanh toán cho những khoản phí phát sinh không cần thiết.

Lợi thế về quy mô

Không đắt không đồng nghĩa với không hoàn hảo. Xét trong trường hợp này thì dường như điều này còn có vẻ ngược lại: Sự đóng góp của vô số người trong cộng đồng được tập hợp vào một nguồn tài liệu nhất định – mà như chúng ta đều hiểu nguồn tài liệu này sẽ vượt qua bất kỳ một sự cung cấp thông tin theo cách truyền thống nào.

Wikipedia hiện đang sở hữu một con số bài viết lớn gấp 10 lần Đại bách khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica. Những trang quảng cáo chuyên biệt hoàn toàn miễn phí của Craigslist đưa ra khoảng hơn 30 triệu quảng cáo mới mỗi tháng.
Hay như eBay, các giá hàng ảo của trang này hiện đang lưu trữ tới 120 triệu sản phẩm – một con số khổng lồ, lớn hơn bất kỳ một cửa hàng bình thường nào khác trên thế giới có thể cung cấp.

Tuy quy mô lớn như vậy, nhưng có thể không nhất thiết đòi hỏi phải có một sự đóng góp sâu rộng: Có thể chỉ là một tỷ lệ nhỏ người dùng tham gia nhưng đóng góp của họ lại không hề nhỏ (chẳng hạn như câu chuyện về một người dùng với 1000 bài viết cho Wikipedia).

 

Hơn nữa, có những đóng góp tích cực mà không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực hay công sức của người dùng (như việc chia sẻ hình ảnh trên trang Flick).
 

Lợi thế cạnh tranh.




Hiện nay, với những hiệu quả của mạng lưới toàn cầu, một số hệ thống đóng góp mang lại cho các công ty những lợi thế nhất định về cơ cấu so với đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế này thể hiện ở chỗ, càng có nhiều người đóng góp vào hệ thống, thì tính hữu dụng của hệ thống càng lớn - tạo thành một xu thế tăng lên về số người lựa chọn sử dụng và quyết định tiếp tục đóng góp vào hệ thống đó.

Nếu như trước đây, sự tác động mạng lưới đã mang lại cho người khổng lồ Microsoft's Windows những lợi ích từ một thị phần rộng lớn; thì ngày nay, chính những tác động đó cũng đang đưa Wikipedia hay Facebook tiếp bước trên con đường đi tới thành công.

Dù cho tác động của hệ thống đóng góp lớn tới đâu, thì cũng không nên lầm tưởng rằng nó sẽ hoàn toàn thay thế chỗ đứng của hầu hết các sản phẩm hay công việc kinh doanh theo phương thức truyền thống.

Tôi không hề mong đợi rằng Wiki – Milk sẽ thay thế sữa hay ngành sản xuất bơ sữa lâu nay. Tuy nói như vậy, nhưng không phải công ty nào cũng thành công với sức mạnh của hệ thống này, rất nhiều nhà lãnh đạo đang bỏ lỡ cơ hội để có thể đưa mô hình đóng góp này ứng dụng vào thực tế công việc kinh doanh của họ.

Cá nhân tôi cho rằng một phần có thể là do hiện tượng này còn khá mới mẻ, mặt khác, có thể là do các quan điểm vốn ăn sâu bám rễ vào lối kinh doanh truyền thống. Xét một cách cụ thể, có thể kể đến một số cách nhìn nhận về sự đóng góp cộng đồng một cách thiếu chính xác của những nhà lãnh đạo như:

Là mối đe dọa không nhỏ tới công việc kinh doanh truyền thống (vốn luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu).

Vậy đã bao giờ bạn nghe nói tới sự thành công của Schibsted – một nhà xuất bản báo chí của Nauy với 170 năm tuổi đời? Thay vì phớt lờ mối đe dọa của mạng trực tuyến đang thách thức toàn ngành công nghiệp báo chí Nauy lúc bấy giờ, Schibsted đã bắt đầu hồi sinh vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước bằng việc nắm bắt thời cơ, tận dụng sự đóng góp của người dùng. Và hiện nay, họ trở thành nhà cung cấp các quảng cáo trực tuyến chuyên biệt dẫn đầu Châu Âu.

Chỉ dành cho các công ty kỹ thuật.

Vậy bạn nghĩ sao về Loblaws (vốn không phải là một công ty kỹ thuật, mà là một chuỗi các cửa hàng rau quả của Canada) - đã thu hút sự bình luận của hàng ngàn khác hàng trực tuyến, đồng thời, còn cộng tác với họ trong việc marketing các sản phẩm mới?

 

Thiếu độ tin cậy và có nhiều sai sót bởi có nhiều sự đóng góp xuất phát từ những người không chuyên.

Vậy bạn có biết một điều hết sức thú vị rằng một bài nghiên cứu về Tự nhiên được tìm thấy trên trang Wikipedia (xin nhắc lại rằng đây là trang có mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có quyền viết và chỉnh sửa bài), xét một cách tổng thể, có nội dung chính xác không kém gì so với những bài viết tổng hợp trong ấn phẩm trực tuyến của Đại bách khoa toàn thư Encyclopaedia Britannica?

Chỉ là những điều viển vông, thiếu những tình huống kinh doanh mang tính thực tế hoặc tiềm năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai.

Vậy bạn đã nghe tới LinkedIn – mạng lưới trực tuyến liên kết các doanh nhân trên thế giới? Hiện LinkedIn đang thu được lợi ích từ vô số các nguồn doanh thu khác nhau, trong đó: những nguồn truyền thống (chẳng hạn như quảng cáo trực tuyến hay dịch vụ nâng cao quyền lợi hội viên với một mức phí nhất định, các mục đăng tuyển dụng thu phí…), những nguồn doanh thu mới mẻ hơn (như cung cấp những công cụ giúp phòng nhân sự của các doanh nghiệp có thể sử dụng để săn tìm các ứng viên mà họ muốn tuyển dụng).


THUYẾT TIẾN HÓA DÀNH CHO MARKETING TRÊN INTERNET THUYẾT TIẾN HÓA DÀNH CHO MARKETING TRÊN INTERNET

50 năm qua, tiếp thị chỉ có duy nhất một phương thức: quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng....

CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (TPM-P2) CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (TPM-P2)

Loại hao tổn thứ hai là các công việc chuẩn bị trước khi sản xuất. Để chuẩn bị cho sản xuất, những người...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 1. NGUYÊN NHÂN MA SÁT MẬU DỊCH CHƯƠNG 1 - PHẦN 1. NGUYÊN NHÂN MA SÁT MẬU DỊCH

 Những năm gần đây, bội thu trong các cân mậu dịch của Nhật Bản chỉ tăng lên. Vì thế, Nhiều quốc gia, đặc biệt...

CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

1.Mục đích: tìm kiếm điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp ( DN) từ đó lựa chọn phương pháp cạnh...