Sứ mệnh là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân biệt doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác. Có thể gọi là phát biểu của một doanh nghiệp về triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những sự tin tưởng của công ty. Là bước đầu tiên của quản trị chiến lược.
Tất cả những điều đó xác định khu vực kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là loại sản phẩm, dịch vụ cơ bản, những nhóm khách hàng cơ bản, nhu cầu thị trường, lĩnh vực kỹ thuật hoặc là sự phối hợp những lĩnh vực này. Theo PETER DRUKER cho rằng việc đặt câu hỏi “ công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” đồng nghĩa với câu hỏi ‘’sứ mạng (nhiệm vụ) của chúng ta là gì?”.


Bản sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại’’ của một tổ chức .
Nó trả lời câu hỏi trung tâm ‘’công việc kinh doanh của chúng ta là gì?” bản sứ mạng (nhiệm vụ) rõ ràng là điều hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả. Đôi khi người ta còn gọi nó là bản báo cáo tín điều, bản mục đích, bản triết lý, bản báo cáo lòng tin, bản nguyên tắc kinh doanh, bản báo cáo về tầm nhìn hoặc là “xác định công việc kinh doanh của chúng ta”,

Bản sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh cho thấy tầm nhìn lâu dài của một tổ chức liên quan đến những gì mà họ muốn trong tương lai, những người mà họ muốn phục vụ. Một bản sứ mạng (nhiệm vụ) được chuẩn bị kỹ được xem như bước đầu tiên trong quản trị chiến lược. 

VAI TRÒ CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ)

- Để đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong tổ chức.
- Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức.
- Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của tổ chức.
- Phục vụ như là một trọng tâm cho các nỗ lực của các thành viên để họ đồng tình với mục đích lẫn phương hướng tổ chức.
- Tạo sự thuận lợi cho việc đưa các mục tiêu vào việc phân bổ các nhiệm vụ cho các hoạt động chủ yếu bên trong tổ chức.
- Định rõ các mục đích của tổ chức và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu theo các cách thức mà chi phí, thời gian và các con số thực hiện có thể được đánh giá và quản lý.

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỨ MẠNG

Một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm phát triển một bản sứ mạng là trước tiên phải chọn một vài bài viết về các bản sứ mạng và yêu cầu tất cả các nhà quản trị phải đọc nó và xem đấy là các thông tin cơ bản, kế đó yêu cầu các nhà quản trị phải soạn một bản sứ mạng cho tổ chức.

Sau đó các nhà quản trị cấp cao sẽ hợp nhất các bản sứ mạng này thành một văn bản duy nhất và phân phát bản sứ mạng được phác thảo này cho tất cả các nhà quản trị.

Sau đó phải sửa chữa, bổ sung, và cần có một cuộc họp để xem lại văn bản. Khi mà tất cả các nhà quản trị tham dự và góp ý kiến vào văn bản sứ mạng chung, các tổ chức có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được sự chấp nhận của các nhà quản trị đối với việc soạn thảo các chiến lược, việc thực hiện và các hoạt động đánh giá.

Như thế tiến trình phát triển một sứ mạng (nhiệm vụ) đem đến một cơ hội lớn cơ hội cho các nhà chiến lược để đạt được sự hỗ trợ cần thiết từ tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Trong suốt tiến trình phát triển một bản sứ mạng, một số tổ chức dùng các nhóm thảo luận của các nhà quản trị nhằm phát triển và sửa đổi bản sứ mạng này. Một vài tổ chức thuê các cố vấn và người trợ giúp nhằm quản trị tiến trình và giúp đỡ về cách trình bày.

Đôi khi một người có chuyên môn từ bên ngoài trong việc phát triển các bản sứ mạng và có cái nhìn “khách quan” có thể điều hành tiến trình này hiệu quả hơn là các nhà quản trị hoặc các nhóm từ bên trong.

Quyết định như thế nào là tốt nhất để truyền đạt nhiệm vụ cho tất cả các nhà quản trị, các nhân viên và các khách hàng bên ngoài của một tổ chức là cần thiết khi văn bản ở dạng hoàn chỉnh.

TÍNH CHẤT CỦA SỨ MẠNG (NHIỆM VỤ) KINH DOANH. 

Bản tuyên bố thái độ.

  Bản sứ mạng là một bản công bố về thái độ và triển vọng hơn là một bản báo cáo chi tiết chuyên môn. Nó thường có một phạm vi rộng do các lý do chủ yếu là:

  Thứ nhất, bản sứ mạng tốt cho phép tạo ra và xem xét đến một loạt các mục tiêu khả thi có thể được lựa chọn và các chiến lược mà nó không hạn chế tính sáng tạo trong hoạt động quản trị. Sự chuyên biệt quá mức sẽ giới hạn tiềm năng phát triển sự sáng tạo của tổ chức.

 Thứ hai, bản sứ mạng cần phải rộng nhằm điều hoà một cách hiệu quả sự khác biệt giữa các cổ đông khác nhau, các cá nhân và nhóm người, họ có phần góp vốn đặc biệt trong công ty và có quyền đòi hỏi đối với công ty này.

Một khi các chỉ tiêu được đưa ra cụ thể nó sẽ tạo ra sự cứng nhắc bên trong tổ chức và chống lại sự thay đổi. Sự trừu tượng tạo điều kiện cho các nhà quản trị khác bổ khuyết các chi tiết thậm chí có thể sửa đổi mô hình tổng quát.

Sự trưù tượng cho phép có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc làm thích nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện.

Giải quyết những quan điểm bất đồng

“Sứ mạng (nhiệm vụ) của chúng ta là gì?”  là một quyết định xác thực và nó phải dựa trên các quan điểm bất đồng để có cơ hội là một quyết định đúng và có hiệu quả. Thay đổi về sứ mạng luôn kéo theo sự thay đổi về mục tiêu, chiến lược, tổ chức, cách ứng xử. Quyết định về sứ mạng là điều rất quan trọng do đó cần phải xem xét thật kỹ.

Định hướng khách hàng

Bản sứ mạng (nhiệm vụ) tốt phản ánh việc dự đoán khách hàng. Thay vì phát triển một sản phẩm rồi sau đó cố tìm được thị trường để tiêu thụ, triết lý hoạt động của tổ chức nên:


 Chú trọng đến việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu thụ
→ Rồi sau đó cung cấp sản phẩm hay dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó, bản sứ mạng (nhiệm vụ) tốt sẽ cho thấy lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng của họ.

Nội dung dưới đây rất thích hợp trong việc phát triển bản sứ mạng của tổ chức:

- Đừng cho tôi đồ vật
- Đừng cho tôi áo quần.Hãy cho tôi cái nhìn thu hút.
- Đừng cho tôi giày. Hãy cho tôi tiện nghi trên đôi chân của tôi và cảm giác khoan khoái khi đi bộ.
- Đừng cho tôi nhà ở. Hãy cho tôi sự an toàn, tiện nghi, nơi sạch sẽ và hạnh phúc.
- Đừng cho tôi sách. Hãy cho tôi những giờ sảng khoái và những ích lợi của sự hiểu biết.
- Đừng cho tôi đĩa hát. Hãy cho tôi sự giải trí vì âm thanh của âm nhạc.
- Đừng cho tôi đồ đạc. Hãy cho tôi lợi ích và niềm vui của việc làm, những đồ đẹp.
- Đừng cho tôi đồ đạc. Hãy cho tôi tiện nghi và sự thanh thản của một nơi ấm cúng.
- Đừng cho tôi đồ vật. Hãy cho tôi những ý tưởng, cảm xúc, không khí, cảm nghĩ và ích lợi.
- Xin đừng cho tôi những đồ vật.

Tuyên bố chính sách xã hội .

Thuật ngữ chính sách xã hội bao gồm những tư tưởng và triết lý quản trị ở mức cao nhất của một tổ chức.  
Vì lí do này chính sách xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển bản sứ mạng.

Những vấn đề xã hội đòi hỏi các nhà chiến lược không chỉ xem xét đến cái mà tổ chức có trách nhiệm với các đối tượng khác nhau của họ mà còn xem xét đến các nghĩa vụ mà công ty có đối với người tiêu thụ, các chuyên gia về môi trường, các nhóm thiểu số, cộng đồng và các nhóm khác.

Các bộ phận hợp thành và câu hỏi tương ứng .

- Khách hàng : Ai là người tiêu thụ của công ty?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ : Dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì ?
- Thị trường : Công ty cạnh tranh tại đâu ? 
- Công nghệ: Công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không ?
- Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: Công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không ?
- Triết lý: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên của công ty.
- Tự đánh giá về mình: Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?
- Mối quan tâm đối với hình ảnh công cộng: Hình ảnh công cộng có là mối quan tâm chủ yếu đối với công ty hay không?  - Mối quan tâm đối với nhân viên: Thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào?

 


THUYẾT TIẾN HÓA DÀNH CHO MARKETING TRÊN INTERNET THUYẾT TIẾN HÓA DÀNH CHO MARKETING TRÊN INTERNET

50 năm qua, tiếp thị chỉ có duy nhất một phương thức: quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng....

CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (TPM-P2) CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN MÁY MÓC, THIẾT BỊ (TPM-P2)

Loại hao tổn thứ hai là các công việc chuẩn bị trước khi sản xuất. Để chuẩn bị cho sản xuất, những người...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 1. NGUYÊN NHÂN MA SÁT MẬU DỊCH CHƯƠNG 1 - PHẦN 1. NGUYÊN NHÂN MA SÁT MẬU DỊCH

 Những năm gần đây, bội thu trong các cân mậu dịch của Nhật Bản chỉ tăng lên. Vì thế, Nhiều quốc gia, đặc biệt...