Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng điều đó không giống như quản lý khủng hoảng, mà khủng hoảng lại có thể xảy ra với bất kỳ công ty nào. Vậy, làm thế nào để sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho một cuộc khủng hoảng? Hãy cùng chuyên gia giải đáp vấn đề này... 


Câu hỏi dành cho chuyên gia:

Rất nhiều công ty hiện đang ở trong tình trạng khủng hoảng đến mức suy sụp. Bạn có nghĩ rằng đó là mục đích hay là bài học kinh nghiệm cho chúng ta?

 



Khủng hoảng - điều lo ngại với bất cứ công ty nào

Bạn của tôi, Tiến sỹ Ian. I. Mitroff - đồng thời là tác giả và giáo sư nổi tiếng - đã có cách nhìn nhận khá thú vị về vấn đề này. Quan điểm của ông có thể là câu trả lời cho vấn đề mà chúng ta chưa lưu tâm đến. Ông nghiên cứu về mục đích và những lĩnh vực thuộc về khía cạnh tinh thần trong các công ty. Tôi hỏi Ian liệu ông có câu trả lời cho vấn đề này không. Dưới đây là trả lời của ông:

Hiện nay, có hai thách thức mà tất cả các công ty phải đối mặt. Đó là quản lý khủng hoảng và những giá trị thuộc về tinh thần.

Thoạt nhìn, chúng dường như không có liên quan gì đến nhau, nhưng thực chất chúng là hai mặt đối lập của một đồng xu phức hợp.

Một cách ngắn gọn, thử thách của quản lý khủng hoảng là phải vượt qua sự thờ ơ, thiển cận và phủ nhận. Thử thách về tinh thần đó là phải vượt qua được nhận thức sai lầm rằng khủng hoảng bị ngăn chặn và không gây ảnh hưởng đến tổ chức.

Trong khoảng 25 năm, tôi và đồng nghiệp đã nghiên cứu về thái độ quản lý khủng hoảng của các công ty. Không thể nói rằng trong thời gian này họ đã đạt được sự tiến bộ có ý nghĩa. Tuy rằng có rất nhiều công ty đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc hoạnh định kinh doanh liên tục, thủ tục và sự chuẩn bị, nhưng kinh doanh liên tục không giống như quản lý khủng hoảng.

Kinh doanh liên tục là ý tưởng cho việc dự phòng nơi làm việc, nhà máy, máy tính, máy móc và các hoạt động (nhưng chưa tính đến nạn bạo hành nơi làm việc, sự bất bình của nhân công, sự vi phạm đạo đức của các cấp quản lý trung gian và cao cấp). Kinh doanh liên tục cũng không tính đến việc không có cuộc khủng hoảng đơn lẻ nào (mà chúng ta từng biết đến) lại là một cuộc khủng hoảng duy nhất.

 

Quản lý khủng hoảng và những giá trị thuộc về tinh thần là hai mặt của một vấn đề

Tất cả các cuộc khủng hoảng đồng thời là cuộc khủng hoảng về đạo đức, PR, pháp luật, thông tin và khủng hoảng hoạt động.

Một người biết tư duy theo kiểu có hệ thống, vạch kế hoạch từng bước và liên kết chúng lại với nhau mới là người đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc khủng hoảng lớn nào.

Biết trước được sự khốc liệt và hậu quả của các cuộc khủng hoảng lớn, vậy điều gì ngăn cản chúng ta chuẩn bị đề phòng tốt hơn? Thái độ phủ nhận! Rất rất nhiều công ty cho rằng khủng hoảng sẽ không bao giờ xảy ra với họ. Nhưng, nó sẽ xảy ra với bất kỳ công ty nào.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty chuẩn bị tốt hơn gặp ít khủng hoảng hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Bài học là: Quản lý khủng hoảng không chỉ là điều đúng đắn nên làm mà nó còn rất có ích cho công việc kinh doanh.

Thế còn những lĩnh vực thuộc về khía cạnh tinh thần thì sao? Đáng buồn là chúng cũng không được quan tâm hơn.

Trước hết, tinh thần tại nơi làm việc không phải là những gì thuộc về tôn giáo.

Nó không phải là sự áp đặt niềm tin với tất cả mọi người. Đó là việc mọi người phải biết chấp nhận không để quên "các khía cạnh tinh thần" ở nhà mỗi khi họ đến chỗ làm. Nhưng khi mọi người bước vào cánh cửa làm việc hàng ngày, họ lại thường tự phân tán bản thân vì những việc không đâu.

Mọi người đều luôn tìm kiếm ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của mình, và họ muốn tìm thấy chúng tại nơi mà họ dành phần lớn thời gian của mình để làm việc. Nói một cách đơn giản là mọi người muốn làm việc cho một công ty có đạo đức và được đối xử tôn trọng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty như vậy đã học được cách nắm bắt những nhu cầu tinh thần của nhân viên và tất cả các cổ đông để họ làm việc năng suất hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng quan trọng hơn, đó là nơi hạnh phúc để làm việc.

Hai thử thách trên liên quan đến nhau ra sao?
Tất cả các cuộc khủng hoảng trước hết là sự khủng hoảng về tinh thần. Tất cả các cuộc khủng hoảng đều đưa ra một câu hỏi sâu sắc về giá trị tốt đẹp của các công ty và các thành viên trong công ty. Nó thách thức những giả định thầm kín trong mỗi người về mục đích của công ty và vị trí của bản thân.

 


Quản lý khủng hoảng - điều luôn khiến các nhà điều hành đau đầu


 

Chẳng hạn như, có phải cuộc khủng hoảng xảy ra là do khuyết điểm của chính chúng ta? Có phải chính chúng ta là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng đó? Liệu nó có xảy ra không, nếu như chúng ta nỗ lực hơn và có những kế hoạch tốt hơn?

Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Nhưng có lẽ đây cũng chỉ là những thời kỳ thử thách của các công ty.

Và tôi tin rằng nếu chúng ta có thể sử dụng thời kỳ này để phát triển công ty nhằm mang lại "những nhu cầu lớn hơn" cho tất cả các thành viên có liên quan, thì chúng ta không chỉ tồn tại mà còn phát triển hơn. Nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta sẽ tiếp tục trượt từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.


ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P1) ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P1)

Chắc hẳn, mọi nhà phát minh đều đã từng trải qua tình huống “cái khó ló cái khôn”. Năm 2004, nhà nghiên cứu hoá học của...

CHƯƠNG 5 PHẦN 9. KHÔNG CÓ TQC KHÔNG THỂ TIẾN HÀNH TỰ ĐỘNG HÓA. CHƯƠNG 5 PHẦN 9. KHÔNG CÓ TQC KHÔNG THỂ TIẾN HÀNH TỰ ĐỘNG HÓA.

Có nhiều người chưa hiểu rõ cụm từ “tự động hóa”. Họ tưởng cứ đưa máy móc thiết bị tự động vào là có thể...