Không lâu sau khi đắc cử, tân Tổng Thống Barack Obama đã đưa ra cam kết chấn hưng nền kinh tế thể hiện “quyết tâm tạo thêm 2,5 triệu việc làm từ nay đến đầu năm 2011”. Như vậy, để thực hiện được cam kết trên, chính phủ sẽ phải tiêu tốn thêm hàng tỷ USD.
Nói tới đây, chúng ta hẳn còn chưa quên bản kế hoạch trị giá $700 tỷ USD của các kiến trúc sư Nhà Trắng hồi đầu tháng 10. Tân Tống Thống nói rằng, ông sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới thông qua kế hoạch đầu tư ngân sách tôn tạo đường sá, chỉnh trang các ngôi trường, xây dựng các nhà máy điện chạy bằng sức gió và năng lượng mặt trời, cho ra đời các dòng ô tô tiết kiệm năng lượng và phát minh ra các nguyên liệu thay thế giúp nước Mỹ bớt phụ thuộc hơn vào nguồn dầu ngoại nhập
|
Giáo sư Edward L. Glaeser. |
Trong vòng hai năm tới, liều thuốc 700 tỷ USD chính phủ dự định dùng để vực dậy ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung có phát huy tác dụng và liệu con số này là quá cao hay quá thấp? Chính phủ phải sử dụng khoản tiền đó vào đâu? Bản kế hoạch có phần thiên về các hạng mục giao thông vận tải của ông Obama liệu có phải là lý do chính khiến bộ máy chính phủ mới sẽ được mở rộng hơn không?
Nhìn chung tôi không có bất kỳ ý kiến gì về mặt con số bởi rõ ràng, chúng ta khó có thể lập luận rằng quan điểm của Barack Obama đối với một loạt các vấn để phải làm ngay tức thì là không thỏa đáng.
Thế nhưng tham vọng tiêu tốn 300.000 USD cho mỗi hạng mục đầu tư để tạo ra 2,5 triệu việc làm không khỏi khiến mọi người phải hồ nghi. Mối quan ngại này hoàn toàn có cơ sở khi mà các khoản chi tiêu chính phủ thường không xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân cho một con đường hay một ngôi trường nào mà chỉ để theo đuối những mục tiêu quốc gia hết sức mông lung giống như việc khắc phục hậu quả tài chính hiện nay.
Những mục đích vì cộng đồng vốn đã rất đỗi mơ hồ thì dường như trong quyết định đầu tư cho chúng, mọi chuẩn mực về phân tích lợi ích chi phí đều bị xem nhẹ và như vậy, ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra.
Thực chất, tôi nghi ngờ bởi đã quá ác cảm với cái gọi là lợi ích quốc gia sau những lần chính phủ đốt hàng tỷ USD ngân sách vào những cuộc chiến tranh vô nghĩa hay như gói giải cứu thị trường tài chính cũng vậy.
Thế nhưng, bất chấp những nghi ngại trong lòng, tôi thiết nghĩ: tại thời điểm hiện này, dùng ngân sách chi cho việc cải tạo cơ sở hạ tầng cũng là điều thỏa đáng bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, đầu tư cho các công trình công cộng vào thời buổi suy thoái chắc chắn sẽ đỡ tốn kém hơn khi nền kinh tế còn hưng thịnh bởi nhiều người đang cần việc làm và máy móc thiết bị phục vụ công trình cũng dễ kiếm hơn. Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn đó là các công trình công cộng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng của suy thoái lên đôi vai người dân vì nó góp phần tạo ra nhiều việc làm mới cũng như ngăn chặn không cho cuộc khủng hoảng hiện giờ lún sâu hơn vào đà suy thoái.
Dẫu biết rằng hành động nhanh và dứt khoát vào lúc này là đúng nhưng có lẽ chính quyền của Tống Thống Obama cũng nên suy nghĩ thật cẩn thận để sử dụng tiền từ ngân sách một cách khôn ngoan nhất bởi hơn ai hết, chính phủ nên hiểu rằng rất nhiều người dân Mỹ đã phải lao động cật lực để có tiền nộp vào ngân sách quốc gia. Chính vì thế, mọi quyết định của chính phủ đều phải dựa trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích hết sức cẩn trọng chứ không chỉ coi mục tiêu khắc phục khủng hoảng là trên hết.
Cụ thể như sau: nếu ngân sách được dùng để xây trường học thì chính phủ phải giải thích được xây trường học có lợi ích gì so với chi cho quỹ lương giáo viên. Nếu tiền được dùng để xây dựng đường sá, chính phủ cần phải chỉ ra giao thông đi lại sẽ thuận tiện hơn ở mức nào và có tương xứng với số tiền bỏ ra hay không. Tương tự, chính phủ phải đưa ra những luận cứ thuyết phục và lợi ích trông thấy được từ việc đổ tiền vào xây dựng các nhà máy điện chạy bằng sức gió và năng lượng mặt trời.
Ý nghĩa tích cực từ việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân từ kế hoạch đầu tư cho các công trình công cộng là điều không phải bàn cãi tuy nhiên chúng ta cần có cái nhìn hết sức toàn diện về nó. Đầu tư cho một công trình để từ đó tạo thêm nhiều việc làm đòi hỏi người ta phải đầu tư một thứ của cải còn quý hơn vàng: đó chính là thời gian. Thêm một công nhân bổ sung vào các công trình công cộng đồng nghĩa với việc khối sản xuất tư nhân sẽ mất đi một nhân lực. Chính vì vậy, quyết tâm tạo thêm nhiều việc làm của chính phủ chỉ thực sự có ý nghĩa khi các công trình đó thực sự thiết thực và tương xứng với thời gian cũng như công sức người lao động bỏ ra.
Có lẽ tình thế hiện giờ buộc Quốc hội Mỹ phải vào cuộc. Là cơ quan lập pháp, Quốc hội nên đưa ra quy chuẩn cho các khoản chi ngân sách: quy định số vốn tối đa chính phủ có thể sử dụng trong từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó, các bộ hữu quan sẽ phải liệt kê ra hàng loạt các dự án với đầy đủ các phân tích về lợi ích và chi phí có khả năng phát sinh. Sau khi trải qua quá trình xem xét đánh giá, chỉ những dự án thực sự tạo ra giá trị cho cộng đồng mới được cấp vốn còn không sẽ bị khước từ. Chỉ có như vậy, người dân Mỹ mới được đảm bảo rằng đồng tiền mình đóng góp đã được sử dụng thật đúng đắn.
Hơn lúc nào hết, chính phủ cần thấy được, mọi đồng từ ngân sách là mồ hôi và công sức của nhân dân. Chính vì vậy, trách nhiệm của những nhà lãnh đạo không chỉ là nghĩ ra con số hợp lý mà còn phải tìm cách sử dụng chúng thật khôn ngoan.
Quản lý chất thảilà việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải....
1. Vận chuyển. Vận chuyển ở đây là nói đến sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Ví dụ...
1. OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...
Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...