Chắc chắn, nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm tốt để đổi mới, theo như lời ông Clayton M. Christensen, một giáo sư của Trường kinh doanh Harvard, chuyên gia nghiên cứu sự đổi mới.


Ông là tác giả và đồng tác giả của rất nhiều những cuốn sách trong lĩnh vực này, từ cuốn “Thế tiến thoái lưỡng nan của nhà đổi mới” (The Innovator’s Dilemma) cho đến cuốn sẽ ra mắt tháng tới, “Đơn thuốc của nhà đổi mới” (The Innovator’s Prescription).

Tiến sĩ Christensenđã trao đổivới biên tập viên cấp cao của MIT Sloan Management Review Martha E. Mangelsdorf trên tờ Business Insight.

- Business Insight: Giáo sư Christensen, ông vui lòng cho biết một chút những suy nghĩ của ông về những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ kinh tế sẽ tác động lên hoàn cảnh để đổi mới.

 

Tiến sĩ Christensen: Tôi cho rằng nó sẽ có một ảnh hưởng hoàn toàn tích cực đến công cuộc đổi mới.
- Điều đó dường như đi ngược với bình thường.

Nó sẽ buộc các nhà đổi mới không lãng phí thêm quá nhiều tiền bạc.
Một trong những nguyên nhân thất bại của đổi mới thành công là các công ty có thể đã quá tận tụy với đổi mới mà khiến họ dành cho các nhà đổi mới quá nhiều tiền để tiêu xài. Và, theo thống kê, 93% tất cả những sự đổi mới mà cuối cùng cũng đi đến thành công đó là chúng đã bắt đầu từ một hướng đi sai; xác suất mà bạn bắt đầu từ một hướng đi đúng ngay từ lần đầu tiên là rất thấp.

Do vậy, nếu bạn đưa cho người ta quá nhiều tiền, điều đó sẽ đem đến cho họ cái quyền được theo đuổi những chiến lược sai lầm trong một khoảng thời gian dài. Trong một môi trường mà bạn buộc phải thúc đẩy đổi mới nhanh và phải giữ cho chi phí của đổi mới thấp, xác suất mà bạn thành công chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều.

- Nói một cách khác, điều mà ông đang nói là sự thịnh vượng có xu hướng tách rời những nhà đổi mới khỏi những thực tế của thị trường và cho phép họ theo đuổi sự tưởng tượng của họ - sự tưởng tượng mà hầu như hoàn toàn sai, theo như số liệu thống kê.

Đó là một tóm tắt hoàn hảo cho cách mà tôi cho rằng thế giới đang vận hành. Những đổi mới đột phá chỉ đến khi áp lực là lớn nhất và các nguồn lực hầu như giới hạn hoàn toàn. Đó là khi người ta thực sự cởi mở hơn rất nhiều trong việc xem xét lại cái cách cơ bản mà họ đang tiến hành mọi việc.
- Phải mất bao lâu để điều đó phát huy tác dụng? Ông có nghĩ rằng chúng ta sẽ nhìn thấy trái ngọt trong giai đoạn mất mùa này, có lẽ, 5 năm sau, hay 3 năm sau?

5 năm sau, chúng ta sẽ chứng kiến một số thành công thực sự đã nổi lên. Tuy nhiên tôi cược rằng thậm chí 2 năm sau kể từ bây giờ, bạn sẽ được thấy một sự khác biệt.

- Tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ rất vui mừng khi biết điều đó trong hoàn cảnh hiện nay. Tuy vậy, phải có những trường hợp mà ở đó những mối quan tâm về thị trường khiến các công ty phải loại bỏ những kế hoạch của họ cho những sản phầm mới hay cắt giảm thực sự. Hoặc ông có thấy rằng điều đó xảy ra ít hơn trong thời gian gần đây khi mà các công ty nhận ra sự quan trọng của việc phải bắt kịp được với các thị trường đang không ngừng thay đổi?

Trong 2 năm tới, tôi cho rằng câu trả lời sẽ ít nhiều xoay quanh vai trò mà các quỹ phòng hộ đang nắm giữ trong việc dẫn dắt giá cổ phiếu. Tính đến nay, 95% tất cả các giao dịch trên thị trường chứng khoán đang được thực hiện bởi các quỹ phòng hộ (hedge funds), các quỹ tương hỗ (mutual funds), hoặc các quỹ hưu trí (pension funds) mà bạn không thể gọi là các cổ đông. Họ là những chủ sở hữu chứng khoán, nhưng tính trung bình ra họ thậm chí không nắm giữ cổ phiếu đủ lâu để bầu ra người ủy nhiệm cho họ. Và các cổ đông dài hạn thường đóng góp tích cực cho những đổi mới hơn là những cổ đông ngắn hạn.

 

- Vậy chúng ta có thể tìm kiếm sự đổi mới nhiều hơn từ các công ty tư nhân?

Hoàn toàn chính xác. Và còn có một mô hình kinh doanh khác mà theo mô hình này ngày càng nhiều các công ty cần phải đổi mới. Đó là mô hình kinh doanh mà bạn nhìn thấy ở Li & Fung ở Hongkong, Tata ở Ấn Độ, và Cox Enterprises ở Atlanta. Trong mô hình này, công ty mẹ nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty con khác thì hoạt động dưới hình thức sở hữu tư nhân, và khi đó những công ty con mà có những đặc điểm phù hợp sẽ đem bán các cổ phiếu công chúng trên thị trường.

Khi mà họ có sự đổi mới đột phá mà họ cần để tiến hành đổi mới, thì điều mà cho phép những công ty này hoạt động là các công ty con chỉ có thể tiến hành đổi mới dưới danh nghĩa tư nhân của công mẹ, và không buộc phải giảm hoạt động trong tương lai gần của các công ty con mà được sở hữu công chúng.

- Cuốn sách sắp xuất bản của ông, “Đơn thuốc của nhà đổi mới”, đã xem xét đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Theo ngài khả năng chúng ta sẽ được chứng kiến sự đổi mới to lớn trong cấu trúc của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ là thế nào?

Một lợi ích lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại là nó sẽ tạo ra áp lực để tìm ra một giải pháp thực sự cho vấn đề chăm sóc sức khỏe. Ngay bây giờ, tình trạng khẩn cấp đang tồn tại ở các công ty như General Motors, hãng này đã phải cắt giảm các chi phí về chăm sóc sức khỏe của mình. Một thành phố và một thị trấn ở Mỹ sẽ bị phá sản nếu họ giữ những sổ sách kế toán của mình giống như cái cách mà các công ty khu vực tư nhân đang giữ những sổ sách kế toán của họ - bởi vì theo nghĩa vụ các thành phố và các thị trấn là phải có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người đã về hưu.

Và do đó chúng ta đang thực sự trong tình trạng khẩn cấp mà ở đó dường như những nhân công và những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang rất cởi mở nhìn nhận lại một vài những điều cơ bản đã được thừa nhận, nhứng điều đã khiến cho việc đổi mới trở nên không thể. Điều mà chúng ta đang hy vọng với sổ kế toán này là chúng ta có thể chỉ đem đến một cách thức để xây dựng khung cơ bản cho vấn đề nhằm giúp người ta đạt được sự thống nhất xung quanh một loạt những hành động cụ thể, mà vào một lúc nào đó khác, có vẻ như là khá đi ngược với bình thường.


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TPM LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TPM

TPM có nguồn gốc phát triển từ Bảo dưỡng phòng ngừa vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Bảo dưỡng...

TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG TPM VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN, Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH ÁP DỤNG

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để...

"CƠN SỐT PALIN" HAY CHIẾN LƯỢC MARKETING DỰA HƠI NGƯỜI NỔI TIẾNG.

Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...

QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control) QUẢN LÝ TRỰC QUAN ( Visual control)

          Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được...