Hiện nay, với sự cạnh tranh mạnh mẽ và trong quá trình toàn cầu hoá, những yêu cầu hội nhập và sự cạnh tranh đã đặt ra cho các tổ chức áp lực phải luôn luôn tìm ra những điểm mới, những phương pháp hiệu quả để tạo ra cho mình những sự khác biệt, tạo ra ưu thế cạnh tranh cao hơn. 


Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 cũng không nằm ngoài vòng quay này. Những xu hướng phát triển của việc áp dụng ISO 9000 chúng tôi thống kê dưới đây có thể phần nào giúp các tổ chức có được cái nhìn xa hơn về tương lai phát triển của hệ thống và chuẩn bị sẵn cho mình kế hoạch để áp dụng.
Thứ nhất đó là việc tích hợp của các công cụ quản lý trong hệ thống. Chúng ta biết rằng, ISO 9001:2000 chỉ đưa ra các yêu cầu đối với những việc phải làm, những việc đáp ứng như thế nào thì hoàn toàn để mở, và mỗi một yêu cầu của ISO 9001 có thể mở ra cả một “hệ thống con” nằm trong hệ thống lớn. Chẳng hạn như những công cụ thống kê, kiểm soát quá trình, các công cụ quản lý dự án hay lập kế hoạch... Việc tích hợp những công cụ quản lý này trong một hệ thống tổng thể dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 là rất quan trọng nhằm giảm thiểu những nguồn lực, tận dụng tối đa những tác dụng của các công cụ naỳ và đặc biệt là đảm bảo một sự hoạt động nhịp nhàng không có xung đột trong các công cụ của hệ thống. Việc tích hợp các công cụ  này trong hệ thống cũng bao gồm việc xây dựng các qui trình, phân công trách nhiệm thực hiện, hệ thống quản lý các tài liệu và hồ sơ theo tiêu chuẩn chung của ISO 9000 – và khi đó, những công cụ này đã trở thành một phần của hệ thống ISO 9000. 
Thứ hai là sự tích hợp của các hệ thống  – bao gồm các hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000, OHS 18000... và các mô hình quản lý như HACCP, GMP hay quản lý tri thức doanh nghiệp (KM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM)...
Từ nền tảng vững chắc của hệ thống quản lý chất lượng truyền thống, các hệ thống quản lý tiên tiến như Quản lý tri thức, Quản lý quan hệ khách hàng... tạo điều kiện cho nguồn tri thức doanh nghiệp được kiến tạo và sẻ chia thấu đáo. Những thông tin về khách hàng, thị trường; những bài học kinh nghiệm; kiến thức, kỹ năng của các thành viên trong tổ chức được trao đổi, cập nhật và ngày một nâng cao. Chính những công cụ quản lý mới này giúp cho hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn không ngừng phát huy nội lực, đồng thời có những tính năng mới, đưa công ty, tổ chức lên tầm phát triển cao hơn.
Việc tích hợp các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo các mô hình quản lý hiện đại giúp tổ chức giảm thiểu được rất nhiều chi phí về nguồn lực và đặc biệt là tạo ra được một hệ thống  quản lý thống nhất, giúp cho việc điều hành được dễ dàng và hiệu quả.
Các hệ thống này khi tích hợp với nhau, tổ chức sẽ có một hệ thống quản lý duy nhất, bao gồm hệ thống các chính sách và mục tiêu chung của tổ chức (đề cập đến các khía cạnh chất lượng, môi trường, an toàn sức khoẻ, chính sách đối với cộng đồng và khách hàng...), hệ thống các qui trình tác nghiệp – mô tả các qui trình tác nghiệp và hướng dẫn công việc tại các vị trí công việc khác nhau và các chức năng trong tổ chức, và cuối cùng là hệ thống hồ sơ biểu mẫu – cơ sở dữ liệu làm việc của tổ chức. Ngoài ra, tổ chức chỉ cần một tổ công tác để “chăm sóc” hệ thống, và các cuộc  đánh giá nội bộ cũng như họp xem xét của lãnh đạo không cần thiết phải tiến hành quá nhiều lần như khi các hệ thống còn tách rời.
 Điều này là hoàn toàn rất tự nhiên, và xu hướng này đã được thể hiện rất rõ ràng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000 về tính tương thích với các hệ thống khác, và trong phiên bản mới nhất – ISO 19011:2002 đã là một sự tích hợp của các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 thành tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản lý.
Ngoài các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, các mô hình hệ thống khác cũng có thể được tích hợp vào hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 một cách rất dễ dàng, những yếu tố của các hệ thống tích hợp này sẽ được thể hiện trong các hệ thống văn bản, trong các qui trình tác nghiệp và trong các hồ sơ và cơ sở dữ liệu của hệ thống.
Thứ ba, là sự phát triển các ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ hệ thống. Ngày nay khó có thể hình dung được các hệ thống quản lý hiện đại mà lại thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Dù ở mức độ cao hay thấp, việc áp dụng công nghệ thông tin đã trở thành xu hướng chung trên thế giới. Sức mạnh của công nghệ thông tin giúp tính năng ưu việt của hệ thống quản lý được thể hiện và giảm mối bận tâm đến mặt trái của nó. Chẳng hạn với hệ thống văn bản ISO, việc lưu giữ, sử dụng hồ sơ, tài liệu dạng giấy tờ trong nhiều công ty lớn đã trở thành nỗi lo lắng của nhân viên. Việc áp dụng trực tuyến hệ thống ISO (ISO-Online) cho phép các thành viên truy cập và sử dụng hệ thống một cách thuận tiện, việc chia sẻ thông tin, cập nhật trở nên dễ dàng hơn. 
Kết luận
Việc áp dụng ISO 9000 ngày nay đã được rất nhiều các nhà quản lý xác định rõ, đó không phải là chi phí, mà là một sự đâù tư cho chất lượng. Và cũng giống như mọi sự đầu tư, hiệu quả phải đặt lên hàng đầu. Một sự đầu tư không hiệu quả, mang tính hình thức sẽ trở thành một gánh nặng, một sự lãng phí lâu dài cho doanh nghiệp. Hãy biến hệ thống chất lượng thành công cụ để tạo ra chất lượng.
 

CHƯƠNG 1 - PHẦN 7. HAI NGUYÊN LÝ CHƯƠNG 1 - PHẦN 7. HAI NGUYÊN LÝ

Thông thường, có hai phương pháp truy tìm nguyên nhân phát sinh hàng xấu. Lý giải được hai phương pháp này...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu) CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu)

           Tiến sĩ NIISHIHORI, nguyên đội trưởng đội thám hiểm Nam cực mùa đông, người có nhiều đóng góp...

CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ.

Đây là câu chuyện ở phòng bảo vệ của một công ty. Cũng giống như cổng ra vào cửa xưởng các công ty khác, công ty này...

CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ.

Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...