Quản lý chất thảilà việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí, chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Quản lí chất thải rắn là tên gọi chung cho tất cả quá trình, hoạt động hay chương trình nhằm mục đích giảm sự ô nhiễm do chất thải rắn gây ra.
1. Xây dựng và áp dụng quản lý chất thải
Bước 1: Xác định nguồn tạo ra rác thải
Cần phải xác định nguồn gây ra rác thải từ đâu để xác định được biện pháp xử lý cho từng nguồn và từng loại rác thải.
Bước 2: Phân loại và thu gom
Tổ chức cần phân loại chất thải rắn thành hai loại: nguy hiểm và không nguy hiểm và phải có nhãn hoặc quy định chung để phân biệt được các loại rác này (để trong túi hoặc thùng chứa)
Bước 3: Vận chuyển
Với mỗi loại rác cũng cần phải xác định phương tiện vận chuyển khác nhau (đặc biệt đối với loại nguy hiểm), việc vận chuyển đúng quy định về thời gian cũng như đường đi để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Bước 4: Xử lý chất thải
Dựa vào thành phần và số lượng rác thải thu gom đã được phân loại mà chúng ta có biện pháp xử lý khác nhau. Nguyên tắc xử lý phải đặt tính chí phí lên hàng đầu vì có những loại rác được tái sử dụng hoặc có thể làm nhà máy nhiệt điện từ các loại rác…
Bước 5: Cải tiến và đo lường
Phải luôn cải tiến công nghệ xử lý rác thải để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tiết kiệm chi phí xử lý tối đa và đảm bảo môi trường ngày càng tốt hơn.
Cần có một số chỉ số nhất định về an toàn để đo lường đầu ra của việc xử lý chất thải, đảm bảo quá trình xử lý chất thải không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Quản lý chất thải rắn trực tiếp cho thấy khả năng kinh tế cũng như sự tuân thủ pháp luật và xã hội của tổ chức. Nó cũng mang lại lợi ích về sức khỏe và sự an toàn cho công nhân. Do đó, toàn bộ tổ chức sẽ được hưởng lợi ích khi quản lý chất thải rắn tốt hơn, cộng đồng cũng sẽ thấy được lợi ích từ những cải tiến của bạn.
2. Những lợi ích mà biện pháp mang lại
- Quản lý chất thải rắn là một cơ hội để phục hồi, sử dụng lại và tái chế mà nhờ đó có thể tiết kiệm được nguyên liệu, tiền bạc và năng lượng.
- Tạo ra được môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe người lao động.
- Kiểm soát và giới hạn được nguồn lực phải bỏ ra để xử lý rác thải.
- Kiểm soát được việc phát sinh chất thải của doanh nghiệp.
- Giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Quản lý chất thải rắn trực tiếp cho thấy khả năng kinh tế cũng như sự tuân thủ pháp luật và xã hội của tổ chức. Nó cũng mang lại lợi ích về sức khỏe và sự an toàn cho công nhân. Do đó, toàn bộ tổ chức sẽ được hưởng lợi ích khi quản lý chất thải rắn tốt hơn, cộng đồng cũng sẽ thấy được lợi ích từ những cải tiến của bạn.
TPM giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc loại bỏ các lãng phí liên quan đến thiết bị và cải...
Là một quy tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ chức, nhằm cải tiến liên tục hoạt động của...
Để việc giáo dục, lập kế hoạch, thực thi và xúc tiến quản lý chất lượng có hiệu quả; xí nghiệp cần điều tra...