Lean manufacturing công cụ hữu ích để giảm lãng phí,tăng năng suất cho các doanh nghiệp.Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới suy thoái dẫn đếnnhiều doanh nghiệp phá sản, trong đó bao gồm cả những doanhnghiệp với lịch sử phát triển lâu dài hàng trăm năm làm cho môitrường kinh doanh của các doanh nghiệp có những thay đổimạnh mẽ, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp làm sao để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài đã luôn ở thế yếu về chi phí, chất lượng… và thuật ngữ “Lean” đã được nhắc đến nhiều tại các doanh nghiệp của Việt Nam. Hệ thống sản xuất tinh gọn “Lean manufacturing” (Lean, Lean Production) đã trở thành triết lý sản xuất hiệu quả và đã được áp dụng thành công trên khắp thế giới đã giúp các doanh nghiệp giảm đáng kể lãng phí trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động.


Lean manufacturing là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm cải tiến liên tục loại bỏ tất cả

những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng

năng suất, và rút ngắn thời gian sản xuất cho doanh nghiệp.

Mục đích chính của Lean manufacturing là giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, vậy những lãng

phí nào mà Lean tập trung vào? Qua quá trình phát triển và triển khai áp dụng Lean thực tế tại các

doanh nghiệp, các lãng phí chính bao gồm: sản xuất dư thừa (over-production), Khuyết tật (defects),

Tồn kho (inventory), Di chuyển (Transportation), Chờ đợi (Waiting), Thao tác (Motion), Sửa sai

(Correction), Gia công thừa (Over-processing), Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection). Để giảm

thiểu lãng phí một cách hiệu quả Lean manufacturing còn tập trung vào phân tích các hoạt động: những

hoạt động nào tạo ra giá trị tăng thêm, những hoạt động nào không tạo giá trị tăng thêm và những hoạt

động nào không tạo giá trị tăng thêm nhưng cần thiết.

Những động lực để áp dụng lean: Môi trường kinh doanh đã không con thời kỳ của những tập đoàn

độc quyền, xuất hiện những doanh nghiệp mới sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề họ chính là những

đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho doanh nghiệp, sức ép tăng doanh thu, lợi nhuận của lãnh đạo cấp cao.

Việc tăng giá bán để tăng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến cạnh trạnh về giá, đây là một giải pháp nhưng

không phải lúc nào lúc khả thi để thực hiện thành công mục tiêu tăng lợi nhuận. Vậy, làm thế nào để

tăng lợi nhuận nhưng không ảnh hưởng đến giá thành? Đó chính là việc áp dụng hệ thống sản xuât

“Lean”, việc áp dụng thành công Lean manufacturing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn giảm đáng kể lãng

phí trong quá trình sản xuất từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến giá

thành. Không những vậy, việc áp dụng Lean manufacturing thành công còn làm tăng năng suất lao động

và đó chính là nguồn lợi bạn thu lại nhiều hơn cả.

Ví dụ tiêu biểu ở Việt Nam: Toyota Bến Thành, một trung tâm dịch vụ bảo trì xe của Toyota ở Việt Nam,

qua quá trình áp dụng Lean manufacturing đã giảm thiểu đáng kể thời gian dịch vụ bảo trì xe từ 240

phút xuống chỉ còn 45-50 phút cho mỗi xe đồng thời tăng lượng xe được bảo trì trong ngày từ 4-6 xe lên

tới 16 xe tại mỗi điểm bảo trì.

Làm thế nào để triển khai áp dụng lean? Đó là câu hỏi mà bất kỳ người chủ doanh nghiệp nào sẽ đặt

ra khi bắt đầu ý định áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn “Lean” vào sản xuất của doanh nghiệp. Sự

tham gia của lãnh đạo cao cấp đóng vai trò then trốt trong quá trình triển khai áp dụng Lean, triển khai

từng phần bắt đầu với quy mô nhỏ và đặc biệt quan trọng đó là sự hiểu biết, nhìn nhận về Lean của mọi

người tham gia, kết hợp Lean với các công cụ và hệ thống khác.

Áp dụng lean, doanh nghiệp sẽ được gì? Mọi lãng phí đều gây tổn thất nhất định cho doanh

nghiệp, có những loại lãng phí mà chúng ta rất khó nhận ra chúng và để giảm lãng phí đó càng khó khăn

hơn. Trong quá trình triển khai áp dụng Lean manufacturing chúng ta được biết đến nhiều công cụ và

phương pháp để thực hiện như: Chuẩn Hoá Quy Trình (Standard Work), Quản Lý bằng Công Cụ Trực

Quan (Visual Management), Chất Lượng từ Gốc (hay “Làm Đúng ngay từ Đầu”), Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị

(Value Stream Mapping), Phương Pháp 5S, Bảo Trì Ngăn Ngừa (Preventative Maintenance), Bảo Trì Sản

Xuất Tổng Thể (Total Productive Maintenance), Thời Gian Chuyển Đổi/Chuẩn Bị (Changeover/setup

time), Kanban… Khi chúng ta học tập và triển khai tốt các công cụ và phương pháp trên lúc đó ta sẽ đạt

được mục tiêu chính của mọi doanh nghiệp đó là tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.

Cuối cùng, điều quan trọng mà hệ thống sản xuất tinh gọn sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh

tranh, đáp ứng mong đợi của khách hàng từ giá cả đến chất lượng, giảm chi phí sản xuất và giảm thời

gian giao hàng, quy trình sản xuất được chuẩn hóa tối đa. Quan trọng hơn, chúng ta phải duy trì và kiểm

soát tốt việc áp dụng và triển khai Lean manufacturing qua đó sẽ đạt được những kết quả mà chúng ta

không ngờ tới.


 



 



 


CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH

Như đã giải thích về việc phân tầng, tính trị trung bình mỗi nhón và so sánh… Trị trung bình là một yếu...

ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG

Kể từ khi ban hành lần đầu tiên ban hành vào năm 1987, sau 2 lần sửa đổi vào năm 1994 và 2000, hiện nay ISO 9000 đã...

KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY HỘI NHẬP ? KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ THÚC ĐẨY HỘI NHẬP ?

Một hội nghị giáo dục về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tổ chức tại New York tuần qua có đông...