TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hiệu quả thiết bị sản xuất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của TPM là người vận hành và những người hàng ngày tiếp xúc với thiết bị bằng kiến thức và hiểu biết về các điều kiện vận hành để dự đoán, ngăn ngừa hư hỏng và những tổn thất khác liên quan đến thiết bị. Họ thực hiện việc này thông qua vệ sinh, kiểm tra thiết bị thường xuyên và các hoạt động tự bảo dưỡng theo nhóm.
TPM là tên viết tắt của 3 từ tiếng anh:
Duy trì – Maintenance
Giữ trong điều kiện tốt
Sửa chữa, lau chùi, tra dầu mỡ
Hiệu suất – Productive
Thực hiên các hành động trong toàn bộ quá trình sản xuất liên quan
Các vấn đề sản xuất được tối thiểu hóa
TPM nhằm đạt được sự hoạt động hiệu quả của thiết bị không phải trong ngắn hạn mà trong suốt vòng đời của thiết bị.
Tổng thể - Total
Tham gia của tất cả mọi người, Không chỉ phòng bảo dưỡng mà tất cả các phòng ban đều phải tham gia vào TPM.
Mỗi thành viên, từ người quản lý cao nhất đến những công nhân bình thường  đều phải tham gia vào các hoạt động TPM.
Nhắm tới loại bỏ tất cả tai nạn, lỗi và hư hỏng của thiết bị.


1 Khái niệm TPM
 
TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hiệu quả thiết bị sản xuất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của TPM là người vận hành và những người hàng ngày tiếp xúc với thiết bị bằng kiến thức và hiểu biết về các điều kiện vận hành để dự đoán, ngăn ngừa hư hỏng và những tổn thất khác liên quan đến thiết bị. Họ thực hiện việc này thông qua vệ sinh, kiểm tra thiết bị thường xuyên và các hoạt động tự bảo dưỡng theo nhóm.
TPM là tên viết tắt của 3 từ tiếng anh:
Duy trì – Maintenance
Giữ trong điều kiện tốt
Sửa chữa, lau chùi, tra dầu mỡ
Hiệu suất – Productive
Thực hiên các hành động trong toàn bộ quá trình sản xuất liên quan
Các vấn đề sản xuất được tối thiểu hóa
TPM nhằm đạt được sự hoạt động hiệu quả của thiết bị không phải trong ngắn hạn mà trong suốt vòng đời của thiết bị.
Tổng thể - Total
Tham gia của tất cả mọi người, Không chỉ phòng bảo dưỡng mà tất cả các phòng ban đều phải tham gia vào TPM.
Mỗi thành viên, từ người quản lý cao nhất đến những công nhân bình thường  đều phải tham gia vào các hoạt động TPM.
Nhắm tới loại bỏ tất cả tai nạn, lỗi và hư hỏng của thiết bị.
2 Các khái niệm cơ bản:
2.1 Khái niệm về các tổn thất:
Tổn thất do hỏng hóc
Là một dạng tổn thất làm giảm công suất của thiết bị so với thiết kế. Tổn thất do hỏng hóc bao gồm có tổn thất về thời gian (giảm đầu ra) và vật lý (tăng lượng khuyết tật và phải làm lại) phát sinh từ những sai lỗi không thường xuyên hoặc cố hữu
Tổn thất do cài đặt và hiệu chỉnh
Gây ra tổn thất về thời gian (giảm đầu ra) khi phải thực hiện hoàn tất các việc thử nghiệm, hiệu chỉnh và thay đổi đối với dây truyền để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, ngoài ra gây tổn thất về vật lý (khuyết tật và làm lại) do quá trình thử nghiệm
Tổ thất do thay thế các công cụ cắt
Tổn thất diễn ra khi phải dừng máy để thay thế các công cụ cắt như đá mài, lưỡi cưa… do bị mòn hoặc hỏng hóc
Tổn thất từ quá trình khởi động
Các tổn thất diễn ra từ khi máy được chạy khởi động cho đến khi máy đạt đến trạng thái chạy ổn định.
Dừng hoặc tạm dừng máy lắt nhắt
Không giống như tổn thất do hỏng hóc, đây là những tổn thất từ việc dừng và khởi động, các vấn đề nhất thời.. .đòi hỏi phải tạm dừng máy trong thời gian ngắn
Các tổn thất từ tốc độ máy
Các tổn thất xảy ra khi có sự khác biệt giữ tốc độ chạy máy theo thiết kế và tốc độ vận hành máy thực tế
Ví dụ: Đối với các máy bơm trong hệ thống sản xuất bia
Tổ thất do khuyết tật và làm lại
Là Các tổn thất về vật lý (khuyết tật và làm lại) và tổn thất về thời gian (thời gian mất đi để thực hiện việc làm lại sản phẩm cho đạt yêu cầu)
 Tác động của phế phẩm và sửa chữa lại sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí sản xuất. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của phế phẩm và sản phẩm làm lại là do:
- Đặc tính của nguyên vật liệu bị biến đổi giữa các lô hàng khác nhau được mua về: kích thước, màu sắc, tỉ lệ thành phần,...
- Quá trình chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều khâu, bước. Mỗi bước trong quá trình có một biến đổi nhất định do đặc tính của nguyên vật liệu được sử dụng, thiết bị sử dụng, kỹ năng tay nghề của người thợ và biến động của môi trường (nhiệt độ, độ ẩm,...)
Bên cạnh việc phát sinh chi phí lớn bởi sản phẩm làm lại hoặc loại bỏ, thì đây cũng là nguyên nhân khiến tổ chức mất nhiều thời gian vào việc xử lý những sản phẩm loại này, chính điều đó đã tạo ra sự lãng phí.
Tổn thất từ tắt máy
Tổn thất về thời gian khi phải tắt máy để Bảo dưỡng và tổn thất vật lý khi khởi động lại máy
2.2 Các thuật ngữ về thời gian
Giờ làm việc- Working hours
Lượng thời gian thiết bị có thể hoạt động trong một ngày hay một tháng
Thời gian chạy- Loading time
 Lượng thời gian thiết bị phải hoạt động trong một ngày hay một tháng.
 Thời gian này được lấy ra từ thời gian của giờ làm việc cho thời gian bảo dưỡng, thời gian treo máy theo kế hoạch sản xuất,…
Thời gian làm việc- Operating time
Lượng thời gian thiết bị thực sự hoạt động. Nó được lấy ra bằng việc trừ đi thời gian liên quan đến sai lỗi, thiết lập, thay dao cắt, dừng chạy từ thời gianchạy.
Thời gian hoạt động thực- Net operating time
Thời gian thực thiết bị hoạt động tại một tốc độ nhất định trừ đi những lãng phí gây ra từ những dừng máy nhỏ và sụt giảm tốc độ.
Thời gian hoạt động tạo giá trị-Valued operating time
Thời gian được lấy ra từ việc trừ đi thời gian cho việc chế tạo ra sản phẩm lỗi hay làm lại từ thời gian hoạt động thực.
Thời gian chu kỳ - Cycle time(CT)
Là thời gian để hoàn thành 1 công đoạn sản xuất. 
Thời gian chu kỳ gồm thời gian không tạo giá trị (kiểm tra + đi lại + vận chuyển) và thời gian tạo giá trị gia tăng (touch time  hoặc còn gọi là value added time).
Thời gian chờ giữa 2 công đoạn - Waiting time (WT)
Thời gian tạo giá trị gia tăng- Value add time:
Bán thành phẩm dở dang chờ đợi ở các công đoạn - WIP:
Tổng thời gian sản xuất (Lead Time)
Là tổng thời gian cung ứng: tính từ khâu tiếp nhận yêu cầu cho đến khi giao được sản phẩm cho khách hàng
    Lead Time = CT + WT
Nhịp sản xuất (Takt Time)= Thời gian làm việc/ Khối lượng khách hàng yêu cầu.
Ví dụ: 240 mimute/ 150 = 1.6 minute. Tức là 1,6 phút sản xuất ra 1 sản phẩm thì mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Tính takt time để quyết định nhịp của dây chuyền sản xuất
- Không còn sản phẩm lỗi- Zezo defect
- Không còn thời gian dừng máy đột suất - Zezo failures
- Không còn tai nạn trong lao động -Zezo Accidents
- Các cải tiến nhỏ, các hoạt động cải tiến những vấn đề phát sinh trong sáu tổn thất lớn - 6 bigs losses, do các nhóm TPM thựchiệnKaizen
- Thời gian giữa 2 lần dừng máy ( thời gian sẵn sàng hoạt động hữu dụng của máy móc thiết bị : MTBF ( mean time between failures )
- Số sản phẩm hư hỏng/1triệu sản phẩm: PPM (Parts Per Million)
- Chi phí sản xuất- MOE (Manufacturing Operations Expense)
- Giá thành xuất xưởng- TDC (Total Delivered Cost)
- Tỉ lệ tai nạn- TIR (Total Incident Rate)
 
4. Ý nghĩa và lợi ích áp dụng:
 
Mục đích:
Xác định độ tin cậy và khả năng Bảo dưỡng tối ưu. Thực hiện phân tích các dạng:
- Không có sự cố dừng máy (Zero Breakdow)
- Không có phế phẩm (Zero Defect)
- Không có lãng phí - hao hụt (Zero Waste)
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần doanh nghiệp (High Morale - Business Ownership)
Chính vì thế trách nhiệm trực tiếp thuộc người sử dụng thiết bị, việc nỗ lực hướng tới mục tiêu này, TPM cung cấp một phương án chặt chẽ đối với công ty sử dụng thiết bị. Vì thế TPM có thể được nghĩ đến như là một áp dụng thực tiễn Bảo dưỡng tốt nhất.
Lợi ích trực tiếp:
- Tăng năng lực sản suất và hiệu suất nhà máy OEE (Overall Equipment Effectiveness).
- Không có sự phàn nàn của khách hàng.
- Đảm bảo hài lòng của khách hàng (Đúng thời hạn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng).
- Giảm chi phí toàn nhà máy.
- Giảm phế phẩm.
- Giảm hao hụt và chất thải.
- Giảm lưu kho.
- Giảm tai nạn lao động.
- Tăng lợi nhuận.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm tra đo đạc.
Lợi ích gián tiếp
- Cải tiến kỹ năng và kiến thức.
- Cải thiện môi trường làm việc.
- Nâng cao sự tự tin và năng lực.
- Tăng tính sáng tạo và tinh thần làm việc.
- Xây dựng văn hoá cho công ty.
- Tăng khả năng cạnh tranh.


CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ

Nhìn ra thế giới mới thấy Nhật Bản là nước đáng kể. Năm 1985, GDP tính trên đầu người ở Nhật đã vượt mười...

CHƯƠNG 1 PHẦN 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TPM CHƯƠNG 1 PHẦN 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TPM

Khái niệm bảo dưỡng phòng ngừa ( preventive maintenance) được hình thành từ Mỹ vào năm 1951. Trước đó, các công ty chỉ...

KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO

Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn bàn về gói kích cầu qua lãi suất của Việt Nam cùng những biện pháp kèm theo cần thiết...