“ Nếu chính phủ Mỹ hạn chế nhập xe nhật thì tôi sẽ cùng chiếc xe DATSUN qua Canada sống”. Đây là lời của một người tiêu dùng đăng trên tạp chí ở Mỹ. Lượng xe Nhật tăng vọt ở Mỹ và bắt đầu trở thành vấn đề kinh tế từ khoảng năm 1979. Tuy nhiên nhìn vào quá khứ ta sẽ thấy xe ô tô nhật cũng phải trải qua bao chông gai mới được dân chúng Mỹ yêu chuộng như thế.


Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi nước Nhật bắt đầu sản xuất trở lại xe bốn chỗ ngồi, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật đã nói: “ Nhật Bản chỉ nên sản xuất xe chở hàng, chứ xe bốn chỗ ngồi của Nhật thật nặng nề,lắm sự cố và ngồi không sướng”. Lúc ấy so sánh thì thấy xe nước ngoài hơn hẳn xe Nhật về mọi mặt nên Nhật Bản không có cơ may đuổi kịp được. Thế nhưng chỉ 20 năm sau, vị thế hai bên đã thay đổi.
 Có thể nói, kể cả mặt tính năng lẫn khoản không có sự cố, xe Nhật đang ở đỉnh cao của thế giới, vì thế mà bán được khắp nơi trên thế giới và gây nên ma sát mậu dịch. Thế nhưng điều quan trọng hơn nữa là tuy chất lượng ưu trội xong giá thành lại rẻ hơn xe của Âu – Mỹ, do đó giá cả có sức cạnh tranh rất lớn. Ở đây không phải là giá bán không có lãi mà là giá đã đem lại cho các công ty ô tô lợi nhuận đáng kể.
 Nói một cách tổng quát, việc quản lý chất lượng đã giảm việc phát sinh hàng xấu, làm ra lượng hàng có chất lượng tốt hơn, dẫn đến việc hạ giá thành.
 Có nhiều người nghi ngờ vè việc “làm giá thành giảm xuống được”.
 Nhưng có thể nói, đây là quy luật mà trong lĩnh vực quản lý chất lượng ai cũng có kinh nghiệm. Nếu chịu khó suy nghĩ thì sẽ thấy đây là điều hiển nhiên.
 Nếu hành kém phẩm chất phát sinh nhiều thì nguyên vật liệu, điện năng, nhân lực... đã được sử dụng đều trở nên lãng phí. Vì vậy, nếu giảm được tỷ lệ hàng kém phẩm chất, đồng thời hàng xuất xưởng bán được hết thì doanh thu sẽ cao, giá thành sẽ hạ xuống.
 Khi tỷ lệ hàng xấu cao thì người sản xuất phải nghĩ làm thế nào để chế tạo hàng tốt bằng cách như thay đổi vật liệu, cho ngừng dây chuyền để điều chỉnh, kiểm tra các khâu. Những việc này, nhất thời làm giảm sức sản xuất. Nhưng khi hầu như không còn phát sinh hàng xấu thì cùng với những thiết bị ấy chắc chắn sẽ có được nhiều hàng phẩm chất cao hơn.
 Thí dụ khi lái xe đi vào đoạn đường xấu thì phải giảm tốc độ, nhưng khi vào đoạn đường tốt thì có thể tăng tốc độ. Hiện tượng tương tự như thế cũng đã xảy ra trong xưởng sản xuất, sức sản xuất có thể tăng vọt, và trực tiếp lamg cho giá thành giảm. Do đó giảm giá thành bằng bằng cách thông qua quản lý chất lượng, giảm phát sinh hàng xấu.
 QC của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới và được nhiều nơi yêu cầu chỉ đạo. Có một xưởng chế tạo xe tải của một nước đang phát triển chỉ sau 4 tháng ứng dụng QC của Nhật Bản, hàng xấu giảm hẳn. Đồng thời năng suất tăng lên và số xe xuất xưởng trong tháng tăng đáng kể, dẫn đến việc không kịp mua nguyên vật liệu, phụ kiện vào, do đó xảy ra hiện tượng hiếm có là phải nghỉ hơn một tuần trong một tháng.


CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ

 Bảo dưỡng tự chủ hướng tới hai mục đích chính:

KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000 KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000

             Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization- ISO) được thành lập năm 1947,...

CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM. CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM.

 Trong quá trình hoạt động và sản xuất của mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề liên quan như năng suất, chất...

MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC. MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.

Khái niệm về môi trường doanh nghiệp -   Môi trường doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng, yếu tố,...

CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH

           Trong việc quản lý các phòng, chỗ khó khăn nhất là quản lý phòng kinh doanh. Công việc kinh doanh thường có khuynh...