Vật liệu giống nhau, điều kiện gia công giống nhau, nhưng tại sao chất lượng sản phẩm bị phân tán, nguyên nhân nằm ở đâu? Shewhart đã suy nghĩ về vấn đề như sau:


 Giả sử làm được những điều dưới đây thì kết quả sẽ ra sao?

 Trước tiên, đưa vào sản xuất vật liệu và chi tiết lắp ráp hoàn toàn giống nhau. Khi gia công thì làm trong điều kiện hoàn toàn giống nhau. Sau đó lắp ráp cũng cũng được thực hiện theo cách làm thật nghiêm túc như nhau thì chắc được sản phẩm hoàn toàn giống nhau.
 Nhưng, trong thực tế dù nhìn bề ngoài vật liệu giống nhau song vẫn có ít nhiều khác nhau về chất lượng. Do đó làm bằng vật liệu khác thì đương nhiên ra sản phẩm khác, không thể có chuyện vật liệu khác mà sản phẩm giống nhau. Ngoài ra, điều kiện gia công khác đi thì tự nhiên sản phẩm cũng không giống nhau. Tóm lại dưới những điều kiện có tính phân tán như thế thì sản phẩm làm ra cũng có chất lượng phân tán.
 Vậy thì nguyên lý chế tạo các vật giống nhau cũng đơn giản. Triệt để làm ổn định điều kiện gây nên nguyên nhân của sự phân tán, làm cho biên độ phân tán hẹp lại, càng hẹp càng tốt. Làm được vậy thì sản phẩm làm ra sẽ có chất lượng ổn định.
 Nhưng trong xưởng sản xuất," yêu cầu mọi điều kiện đều hoàn chỉnh" rất khó thực hiện và như thế gía thành sẽ tăng. Việc chấp nhận tăng giá thành để có sản phẩm tốt có thể làm bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu xuất xưởng sản phẩm tốt mà giá thành không hạ thì "quản lý chất lượng" không có ý nghĩa.
Thế thì nguyên lý này không ứng dụng được hay sao? Giả sử mua 100 tấn thép theo quy cách đề ra là dày 1mm, nhưng kết quả chỉ có đúng một nửa dày đúng 1mm. Nếu loại ra hết phần không đạt thì lỗ to.
 Đối với vấn đề nayf thì Shewhart đem cách tư duy về tỷ lệ phân phối ra để giải. Trong những nguyên nhân gây ra sự phân tán ở sản phẩm như vật liệu gia công ...., mức độ gây ảnh ngrkhasc nhau tùy theo từng chỗ.
 Thí dụ, khi mạ thì kết quả sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: mật độ dòng điện, nhiệt độ dung dịch..., nhưng tùy mỗi thứ mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nhiệt độ có thể tăng giảm vài độ cũng không gây ảnh hưởng lớn. Nhưng mật độ dòng điện thay đổi một chút sẽ làm cho mặt mạ khác đi. Trong trường hợp như thế, ta để nhiệt độ như từ trước đến nay vẫn được nhưng phải có phương pháp làm ổn định dòng điện. Làm như thế thì chắc chắn bề mặt mạ sẽ giống nhau và không có sản phẩm hỏng. Đấy là ý nghĩa của tỷ lệ phân phối.
 Quản lý thống kê chất lượng mà Shewhart nghĩ ra có thể cụ thể hóa trong ba bước như sau:
1. Truy tìm "thủ phạm" gây nên sự phân tán về chất lượng, tức là phân tích quy trình sản xuất( quy trình công nghệ). Trong đa số các trường hợp, số nhân tố gây ra sự phân tán không nhiều, chừng vài nhân tố, ít khi quá 10 nhân tố.
 2. Nếu phát hiện được nhân tố gây ra tỷ lệ phân phối cao, hay nói khác đi là tìm ra "thủ phạm" gây rối, ta phải cố gắng tạo sự ổn định, thu hẹp biên độ giao động bằng tiêu chuẩn hóa, không để "thủ phạm"tự do hoành hành.
3. Không để "thủ phạm" đi ra ngoài biên độ quy định, tức là quản lý quy trình. Đến đây, chắc bạn đã hiểu, bước đầu trong quản lý chất lượng là tìm ra nguyên nhân gây nên sai hỏng. Ai cũng biết ddiefu đương nhiên này nhưng nó ẩn náu ở chỗ nào? khó mà biết được khi bắt đầu tìm. Công việc này giống như tìm "thủ phạm" trong các vụ án.
 Khi sự kiện mới xảy ra thì thủ phạm sẽ chạy trốn để khỏi bị bắt nên việc tìm ra không dễ tí nào. Thủ phạm có thể ở bên cạnh ta khuôn mặt tỉnh bơ, hoặc cao chạy xa bay đến nơi ta không thể với tới được.
 Tương tự như thế trong sản xuất, nguyên nhân sai hỏng có thể ẩn náu ở chỗ mà ta không ngờ đến, không nhất thiết nằm trong phạm vi của xưởng. Nó có thể do xe hỏa chạy qua gần xưởng hoặc do thay đổi độ ẩm không khí... Do đó, ta phải dùng mọi cách để tìm ra nguyên nhân. Nếu không loại trừ được thì không thể có quy trình sản xuất ổn định.
 Nói như thế chắc có người nghĩ rằng, nếu muốn loại trừ tất cả những cái bị coi là nguyên nhân thì sẽ không đủ sức mà làm; đó là điều không thể thực hiện được. Có người đưa ra lý do như: ở công ty tôi thiết bị cũ nên nếu không thay thì không cải tiến được, hay ngành nghề chỗ tôi có đặc thù là mua nguyên vật liệu từ nước ngoài nên không thể chọn theo ý mình được... Những lý do đó chỉ là ngụy biện, do đó không nên ngạc nhiên khi nghe câu " chỗ tôi có đặc thù riêng" mà lại cho rằng, nơi nào nói thế là nơi còn nhiều chỗ chưa khai thác, còn nhiều chỗ có thể cải tiến thành công, là nơi còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng.

 

KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000 KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000

             Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization- ISO) được thành lập năm 1947,...

CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM. CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM.

 Trong quá trình hoạt động và sản xuất của mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề liên quan như năng suất, chất...

MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC. MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.

Khái niệm về môi trường doanh nghiệp -   Môi trường doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng, yếu tố,...

CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH

           Trong việc quản lý các phòng, chỗ khó khăn nhất là quản lý phòng kinh doanh. Công việc kinh doanh thường có khuynh...

CHƯƠNG 7 PHẦN 4.HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN KỸ THUẬT CHƯƠNG 7 PHẦN 4.HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN KỸ THUẬT

Bộ phận kỹ thuật là bộ phận tiến hành công việc trên nền tảng kỹ thuật sẵn có.