Nắm bắt đầu mối để cải tiến đơn giản thôi, trước tiên là điều tra hàng hỏng mỗi ngày.


 Ở xí nghiệp nào cũng thế, hiếm khi mà số lượng hàng xấu xảy ra hàng ngày giống nhau. Nói cách khác, thực tế hàng xẫu thay đổi mỗi ngày, không đồng đều( có tính phân tán), chính vì thế chúng ta mới dễ tìm. Việc thực tế hàng xấu có tính phân tán nghĩa là mỗi ngày có cái gì đó thay đổi. Nếu không có gì thay đổi thì thực tế về hàng hỏng chắc chắn sẽ là một lượng nhất định mỗi ngày. Qua thực tế, trường hợp hàng hỏng ngày ít ngày nhiều, việc truy tìm cái gì đã thay đổi chắc chắn sẽ làm lộ ra nguyên nhân.
 Vào thời Nhật Bản du nhập kỹ thuật nouwsc ngoài và bắt đầu sản xuất kháng sinh penicilin. Dù thiết bị và nguyên liệu đều giống giống với xí nghiệp cung cấp kỹ thuật nhưng tỷ lệ thu được không tốt. Chuyên viên kỹ thuật nước ngoài cho rằng kỹ thuật của người Nhật không tốt nên không thể có kết quả giống ở nước họ là điều đương nhiên. Song khi xem biểu đồ tỷ lệ thu được mỗi ngày thì thấy điều bất ngờ đó là độ phân tán lớn. Vào ngày tốt thì tỷ lệ còn cao hơn con số mà nơi cung cấp đưa ra. Nhưng có ngày lại xấu hẳn đi và kéo dài cả tuần nên kết quả cuối cùng rất kém.
 Vậy thì chắc chắn phải có gì thay đổi. Nhưng khi kiểm tra thì thấy thiết bị vẫn như thế, lượng nguyên liệu đưa vào không được thay đổi, phía xưởng cũng khẳng định không có gì khác cả. Sau đó mọi người họp lại và nghị luận với nhau xem có cái gì thay đổi ngoài xưởng không. Trong lúc nghị luận có một ông trưởng ban nhớ ra ở một góc của xí nghiệp có một xưởng làm đường glucose. Xưởng này tùy theo nhu cầu, có khi gia tăng sản xuất bằng cách hoạt động 24/24 giờ, và khi hoạt động như thế thường kéo dài cả tuần. Cuối cùng ông ta kết luận " chắc là có liên quan".
 Có người lại cho rằng xưởng đường glucose nằm trong tòa nhà khác, nguyên liệu và công nhân cũng khác, vậy thì không có liên quan. Nhưng tìm hiểu thử bằng cách đối chiếu tình trạng hoạt động của xưởng đường glucose và tỷ lệ thu penicilin thì thấy có quan hệ gắn bó với nhau. Khi xưởng đường gia tăng sản xuất thì lượng penicilin thu được giảm hẳn. Tại sao lại vậy?
 Cuối cùng họ đã tìm ra nguyên nhân. Hơi nước mà cả hai xưởng cùng dùng đều do một nồi hơi cung cấp. Khi xưởng đường gia tăng sản xuất thì nó sẽ hít nhiều hơi nước làm áp lực hơi nước vào xưởng penicilin giảm đi, làm thay đổi môi trường sinh sản nấm penicilin. Sau đó, người ta quyết định làm nồi hơi khác cho xưởng và quản lý hơi nước chặt chẽ hơn. Kết quả thu được đáng ngạc nhiên và tuyệt vời là tỷ lệ penicilin thu được còn tốt hơn tỷ lệ của nơi cung cấp kỹ thuật.
 Qua những việc giống như trên, chúng ta rút ra bài học là việc nắm bắt nguyên nhân của sự phân tán không chỉ hàm lượng hàng xấu giảm mà nhiều khi còn là cơ hội để thực hiện một bước cải tiến lớn. Đấy là điều tuyệt vời trong quản lý chất lượng. Ở đây, chúng ta cần nhấn mạnh một điều là khi tìm "thủ phạm", cần dựa vào "sự phân tán". Nói khác đi, tỷ lệ thu được không hoàn toàn ổn định hàng ngày mà biến động, truy tìm đầu mối của sự phân tán và tìm ra bản chất vấn đề.
 Ở xưởng nào cũng có sự phân tán và đây là nguyên nhân phát sinh hàng hỏng. Người phát hiện ra điều này chính là Shewhart.
 


CHƯƠNG 6 PHẦN 1. HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. CHƯƠNG 6 PHẦN 1. HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.

Hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của quản lý chất lượng, ứng dụng tốt 7 công cụ trong QC, cộng với khả năng kinh doanh...

CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN. CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN.

Nói chung, phương pháp nâng cao ý thức chất lượng cho công nhân có thể thực hiện như...