Thông thường, có hai phương pháp truy tìm nguyên nhân phát sinh hàng xấu. Lý giải được hai phương pháp này thì ai cũng có thể phát hiện được nguyên nhân dễ hơn mình nghĩ.
 


 Phương pháp thứ nhất là: Cố tình làm thay đổi điều kiện bị cho là nguyên nhân và xem kết quả có thay đổi không.

 Thí dụ: trong ngành mạ, khi ta nghi ngờ rằng có thể nhiệt độ của dung dịch mạ ảnh hưởng đến chất lượng thì ta có thể cho thay đổi từ từ nhiệt độ dung dịch để xem kết quả ra sao. Nếu thí nghiện cho biết khoảng biến thiên gây ảnh hưởng đến kết quả thì ta chỉ cần ổn định nhiệt độ là sẽ tránh được thay đổi chất lượng. Vậy nguyên nhân gây ra phân tán ở đây chính là nhiệt độ của dung dịch. Cách làm như vậy được gọi là thực nghiệm( thí nghiệm thực tế)
 Trong trường hợp có thể thay đổi điều kiện thì phương pháp này là nhanh nhất, chỉ cần chú ý quan sát là có được câu trả lời chính xác. Đây là phương phá cơ bản nhất mà người quản lý chất lượng phải thành thạo.
 Trong nghiên cứu kỹ thuật, người ta cũng làm thí nghiệm nhưng trong quản lý chất lượng có một điều quan trọng cần phải nhớ là trong thực nghiệm dù ta có thay đổi điều kiện cũng chỉ thay đổi trong một phạm vi nào đó.
 Nếu ta thay đổi nhiệt độ trong dung dịch mạ trong phạm vi lớn từ 0° - 100°C thì kết quả khác nhau là đương nhiên. Nhưng ở trong xưởng chế tạo mà làm thí nghiệm như thế thì sẽ không có ý nghĩa. Ta chỉ nên làm trong phạm vi hợp lý như 25°C ±3°C, tức là trong phạm vi này nhiệt độ cao nhất là 28°C, thấp nhất là 22°C, trung bình 25°C và so sánh kết quả ở 3 điều kiện này. Một thí dụ khác: khi bề dày tấm thép trở thành vấn đề. Nếu dung sai bề dày tấm thép là 1,2±0,1mm thì ta sẽ chọn 3 loại thép với bề dày 1,1; 1,2; 1,3 mm để chế tạo thử. Để dễ phân biệt, sau khi đo bề dày ta sơn màu đỏ vào loại 1,1mm, màu xanh vào loại 1,2mm và màu vàng vào loại 1,3mm. sau khi chế tạo bằng 3 loại đỏ, xanh , vàng, ta đem so sánh xem tỷ lệ hàng xấu phát sinh ở loại nào nhiều.
 Đây là vấn đề cần kiển tra thảo luận về dung sai. Nói chung ở xưởng chế tạo, người ta chỉ dùng vật liệu, chi tiết hợp quy cách. Nhưng đã sử dụng vật liệu, chi tiết hợp quy cách mà vẫn ra hàng xấu thì phải xem lại. Nói là thí nghiệm xem lại nhưng không cần thiết phải thử những thứ không đúng quy cách, vì vật liệu không đúng quy cách thì cho ea sản phẩm xấu là điều đương nhiên.
 Cái đem ra thí nghiệm không chỉ là vật liệu hoặc chi tiết. Đối với tiêu chuẩn gia công như nhiệt độ của dung dịch mạ ta cũng chỉ cần kiểm tra lại trong phạm vi hợp lý. Về tiêu chuẩn thao tác trong lắp ráp cũng như những chỗ khả nghi ảnh hưởng đến chất lượng, cần kiểm tra triệt để và nắm bắt đâu là điều kiện tối ưu.

CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN. CHƯƠNG 6 PHẦN 2. NÂNG CAO Ý THỨC CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG NHÂN.

Nói chung, phương pháp nâng cao ý thức chất lượng cho công nhân có thể thực hiện như...

CHƯƠNG 6 PHẦN 3. QC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VỚI SỐ LƯỢNG ÍT, ĐA CHỦNG LOẠI. CHƯƠNG 6 PHẦN 3. QC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VỚI SỐ LƯỢNG ÍT, ĐA CHỦNG LOẠI.

Trong ngành sản xuất với số lượng ít, đa chủng loại vì sản xuất theo đơn đặt hàng nên trong quản lý sản xuất...