Tiến sĩ NIISHIHORI, nguyên đội trưởng đội thám hiểm Nam cực mùa đông, người có nhiều đóng góp vào nền quản lý chất lượng của Nhật Bản thời kỳ đầu. Sau khi ở Nam cực về, ông đã nhận chức điều hành Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử lúc đó đang được xây dựng.


Nơi ông đi nhận chức đó là làng TOKAI, nơi đó không có chỗ để giải trí. Để giữ gìn sức khỏe, ông bắt đầu tập bắn cung tây. Lúc đầu vì còn non tay nên hầu như không trúng đích. Thế rồi ông nghĩ đến chuyện kiểm tra chất lượng cung.

 Trước tiên, ông tìm xem cái gì là nguyên nhân. Trong trường hợp bắn cung, có thể nghĩ ra 3 nguyên nhân làm ảnh hưởng: cung, tên và người bắn. Với sự kết hợp của 3 yếu tố này, tên bay đi, tay người bắn là ông NISHIHORI - yếu tố này không đổi. Tiếp theo là thử cung và tên xem yếu tố nào có tỷ lệ phân phối lớn. Trong thí nghiệm này ông dùng một phương pháp đó là phương pháp hoán vị.
 Trước tiên phải sắm vài cái cung bắn thử. Khi thay cung mà đường tên khác đi thì có thể nghĩ đến nguyên nhân là cung, kế đến là chuẩn bị một ít tên và bắn thử bằng một cây cung.
 Làm như thế ông sẽ biết ngay đối với sự phân tán, giữa cung và tên cái nào có tỷ lệ phân phối lớn. Đó là phương pháp hoán vị.
 Ông chỉ cần đề ra một ngày thử là rút ra kết luận. Nếu thay tên thì cách bắn tên đến đích sẽ thay đổi lớn, còn nếu thay cung thì không khác bao nhiêu. Như thế là thí nghiệm lần thứ nhất đã chấm dứt.
 Vậy thì nên triệt để điều tra cấu tạo tên. Ở  phần này ông so sánh tên bay thật tốt và tên bay không được tốt , xem trọng lượng, vị trí,dáng đuôi tên xem chỗ nào khác nhau trong đường bay ra sao.
 Qua so sánh thì ông tìm ra được mấu chốt vấn đề. Chỉ cần hình dáng ở một chỗ khác nhau chút ít là đường bay khác hẳn. Nếu hoàn thiện chỗ ấy thì đường bay sẽ tốt.
 Thế rồi tình cờ có một cô gái đến chơi chỗ ông NISHIHORI ở, và ông đã đem kể câu chuyện trên. Cô ta thấy thú vị nên muốn tập thử. Chính nhờ được chỉ dẫn tỉ mỉ kinh nghiệm trên nên sau đó cô ta được ông tuyển vào đội tuyển bắn cung cunar Nhật Bản, đi tranh chức danh tuyển thủ thế giới và giành được hạng ba.
 Trong thực nghiệm, phương pháp hoán vị là cách đơn giản nhưng nhanh nhất mà nhiều người vẫn thường dùng. Trước đây có người đến làm việc với xưởng lắp ráp radio ở NAGOYA, xưởng có 6 dây chuyền lắp cùng một loại radio, nhưng số hàng hỏng lại khác nhau và họ đã hỏi ông tổ trưởng ở đó: " tại sao lắp ráp một loại sản phẩm bằng các chi tiết giống nhau mà số hàng hỏng phát sinh lại khác nhau như thế?". Ông ta đã đưa ra câu trả lời không hợp lý đó là: do công nhân chưa cquen việc...
 Họ liền đề nghị" Sau khi công nhân đi ăn cơm trưa về, đầu giờ chiều ông hãy đổi nhân viên của hai dây chuyền xem sao, người ỏ dây chuyền A sang bên dây chuyền B và ngược lại."
 Kết quả ngạc nhiên là tỷ lệ hàng hỏng không thay đổi. Vậy thì nguyên nhân không phải là tại công nhân mà chính là do thiết bị có vấn đề.
 Sau đó, họ so sánh từng phần của hai dây chuyền và triệt để điều tra. Nhờ đó mà tìm được nguyên nhân này đến nguyên nhân khác và chỉ cần nửa ngày thực hiện đã giảm được 1/3 hàng hỏng.
 Đến đây chắc mọi người đã hiểu được mấu chốt  của vấn đề: Vì có cái gì thay đổi nên mới phát sinh về chất lượng ở sản phẩm làm ra, tức là phát sinh hàng kém chất lượng. Với cách suy nghĩ này, nếu bạn điều tra ngay tại nơi sản xuất htif có thể tìm ra được nguyên nhân của sự phân tán ở mọi chỗ. Tuy nhiên, muốn biết nhân tố nào thực sự gây ra sự phân tán thì thì ta phải xét tỷ lệ phân bố bằng cách xem số liệu ghi lại qua thực tế. Chính vì vậy, thực nghiệm là cái cần thiết không thể bỏ qua


QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

 Quản lý chất thảilà việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải....

CHƯƠNG 2 PHẦN 1. CÁC LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT. CHƯƠNG 2 PHẦN 1. CÁC LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT.

1. Vận chuyển. Vận chuyển ở đây là nói đến sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Ví dụ...