Để không còn hàng xấu chắc ai cũng nghĩ đến việc tìm lý do " tại sao phát sinh hàng xấu như thế". Biết nghĩ vâyj là tốt, nhưng người ta thường lệ thuộc vào ý nghĩ " nếu không biết nguyên nhân thì lượng hàng xấu không giảm". Thế nhưng việc làm sáng tỏ tất cả các nguyên do xảy ra trong xưởng rất tốn công sức, và nếu đợi đến khi giải thích được hết" cơ cấu" gây ra hàng xấu thì mỗi ngày đều  chịu cảnh hàng kém chất lượng tuôn ra. Thậm chí, dù có biết lý do phát sinh cũng chưa chắc giảm được lượng hàng xấu. Để giảm được hàng kém chất lượng cần phải đưa ra đối sách có hiệu quả và thực hiện thì kết quả mới tốt hơn. Việc này giống như dù có biết nguyên nhân của bệnh tật mà không có cách điều trị thích hợp thì cungc không khỏi bệnh được.
 Đối với nhà quản lý chất lượng, dù biết hay không biết cơ cấu phát sinh hàng xấu, song nếu không giảm được hàng xấu thì bị coi là thất bại. Chắc bạn nghĩ " có hteer làm được việc như thế không?". Điều này có thể làm được với một phương pháp: đấy là thực nghiệm.
 Trong thực nghiệm, dù không biết được nguyên do tại sao xảy ra như thế, nhưng có thể xã nhận làm thế nào mới tốt. Thí dụ: qua thực nghiệm thay đổi nhiều lần thay đổi nhiều lần nhiệt độ của dung dịch mạ thì có khả năng tìm được nhiệt độ tối ưu.
 trong trường hợp này, có thể là không biết lý do tại sao để ở nhiệt độ đó hàng kém phẩm chất lại giảm, chất mạ tốt hơn. Dù không biết lý do cũng được, chỉ cần biết nếu ở nhiệt độ đó thì kết quả sẽ tốt, công việc sẽ trôi chảy.
 Uống phải kali xyanua sẽ chết. Ai uống vào cũng sẽ biết ngay. Khi uống xong chả cần biết chất độc phân giải trong dạ dày như thế nào, tại sao chết thì sẽ thấy kết quả ngay. Hiện tượng này cũng giống như thí dụ vừa nêu trên.
 Khi ta để tâm tỉ mỉ vào công việc trong xưởng thì sẽ tìm ra điều kiện tối ưu qua thực nghiệm. Nhiều trường hợp sau đó mới phân tích minh họa kỹ thuật để hiểu lý do. Trong thực tế, nhiều khi vẫn không hiểu lý do nhưng biết rằng làm như thế sẽ cho kết quả tốt và có thể cứ như thế mà sản xuất. Trường hợp đó nhiều hơn trường hợp biết lý do cụ thể. Những cái biết như thế gọi là bí quyết nghề nghiệp. Để tìm ra được bí quyết, qua thực nghiệm là nhanh nhất. Tri thức về kỹ thuật có ích trong việc cho ta cái nhìn tổng thể và tránh những thực nghiệm vô dụng, nhưng cách tốt nhất để tìm ra điểm tối ưu là thực nghiệm. Vì thế, đối với nhà quản lý chất lượng, có thể nói điều kiện tất yếu cần có là thông thạo về thực nghiệm.

CHƯƠNG 5 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG LÀ THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 5 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG LÀ THỰC NGHIỆM

Khẩu hiệu quản lý chất lượng có nghĩa là tất cả cải tiến chỉ thực hiện được thông qua thực tế. Nói khác đi,...

CHƯƠNG 5 PHẦN 4. CÂU CHUYỆN Ở MỘT NHÀ HÀNG. CHƯƠNG 5 PHẦN 4. CÂU CHUYỆN Ở MỘT NHÀ HÀNG.

Có một nhà hàng ở Nhật luôn luôn ghi lại số liệu liên quan đến khách theo yêu cầu của bà chủ. Chính vì vậy mà bà chủ...

5 CẠM BẪY VỚI NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC NÔN NÓNG 5 CẠM BẪY VỚI NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC NÔN NÓNG

  Các nhà lãnh đạo mới cần phải nhanh chóng chứng tỏ bản thân, nhưng việc tìm kiếm kết quả nhanh chóng vốn dĩ...

CHƯƠNG 7 PHẦN 7. TRÌNH TỰ VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM QC CHƯƠNG 7 PHẦN 7. TRÌNH TỰ VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

TRÌNH TỰ: hoạt động nhóm QC về cơ bản được tiến hành theo trình tự sau:  

CHƯƠNG 4 PHẦN 4. VÒNG QUẢN LÝ CHƯƠNG 4 PHẦN 4. VÒNG QUẢN LÝ

Trước khi đi vào  vấn đề, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một thí dụ đơn giản về việc người lái xe định chạy ô...