Trong xưởng, nhiều khi muốn thực nghiệm cũng không thể làm được. những điều kiện lạ có thể bị ảnh hưởng tới việc phát sinh hàng kém phẩm chất thì rất nhiều: thời tiết, lượng tạp chất trong nước... Dù muốn thay đổi những điều kiện này để thực hiện nhưng trong thực tế nhiều khirất khó thực hiện và đành phải bó tay. Tuy nhiên, nếu không nắm bắt được tỷ lệ phân bố của sự phân tán thì khó mà yên tâm sản xuất. những lúc như vậy, ta sử dụng phương pháp sau: ghi chép lại điều kiện mà ta cho là nguyên nhân và kết quả khi đó.
 Để sau này dễ sắp xếp lại nội dung ghi chép, ta nên chuẩn bị sẵn các tớ phiếu rời và ghi mỗi sự kiện vào một tờ. Thí dụ, khi nghi ngờ về thời tiết ta ghi lại: ngày hôm nay nắng , nhiệt độ 27°C, độ là  ẩm 63%, gió nhẹ hướng Tây-Tây Nam và kết quả tỉ lệ hàng kém phẩm chất là 1,7%.
 Ghi chép vào các phiếu như thế mỗi ngày cho đến khi số liệu đã khá nhiều(ít nhất là 30-40 tờ) thì ta làm như sau:
 Tùy theo điều kiện bị coi là nguyên nhân, ta phân nhóm.
 Thí dụ : Nếu muốn điều tra về nhiệt độ không khí, ta chia nhóm các ngày nắng, nhóm các ngày mưa, hoặc xếp các thứ tự độ ẩm cao để xét ngày dộ ẩm cao, ngày trung bình và ngày thấp. Chẳng hạn: có 30 tấm các thì ta xếp 10 tấm đầu vào nhóm A1, 10 tấm sau vào A2, 10 tấm còn lại vào nhóm A3... Nhu] thế, nhóm A1 là những ngày có độ ẩm cao, nhóm A2 là những ngày có dộ ẩm trung bình, nhóm A3 là những ngày có độ ẩm thấp. Chia ra thành nhóm như thế rồi ta làm như sau: Tính trị trung bình của kết quả trong từng nhóm và xem có chênh lệch không. Thí dụ tính trị trung bình của tỷ lệ hàng xấu trong nhóm những ngày trời nắng, tiếp theo là tính trị trung bình của nhóm những ngày mưa và xem có sự chênh lệch không. Nếu kết quả có sự chênh lệch, trung bình tỷ lệ hàng xấu của ngày nắng là 6,3%; ngày mưa là 2,4%, thì nhận ra ngay trong ngày nắng hàng xấu phát sinh nhiều. Như vậy có thể đạt nghi vấn độ ẩm là nguyên nhân của hàng xấu và tiếp tục kiểm tra kỹ hơn chỗ này.
 Phương pháp tìm ra đầu mối của nguyên nhân phát sinh hàng xấu như thế được gọi là phân tầng. Tóm lại, khi ta nghĩ vì có cái gì thay đổi nên phát sinh hàng xấu thì trong phạm vi điều kiện thay đổi ta phân lần lượt thành từng tầng và đưa những số liệu vào đối chiếu. Nếu có nhiều thời gian làm thì đương nhiên ta sẽ phân tầng số liệu theo từng người và so sánh tỷ lệ hàng xấu tương ứng.
 Nếu vật liệu khác nhau thì đương nhiên ta sẽ phân tầng số liệu và đối chiếu theo vật liệu. Bất cứ có sự thay đổi nào( thiết bị, dụng cụ, dao cắt...), ta đều phân tầng theo các thay đổi đó. Nếu là làm 3 ca thì xem sự chênh lệch giữa các ca. So sánh sản phẩm làm vào buổi sáng, sarn phẩm làm vào buổi chiều; so sánh máy gia công để gần cửa sổ với máy để xa cửa sổ; cái để trên với cái để dưới; cái để lâu mới dùng với cái dùng ngay. Phát hiện ra được cái gì được phân tầng và so sánh kết quả. Làm như thế sẽ khám phá ra nhiều điều ngạc nhiên thú vị.

CHƯƠNG 6 PHẦN 3. QC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VỚI SỐ LƯỢNG ÍT, ĐA CHỦNG LOẠI. CHƯƠNG 6 PHẦN 3. QC TRONG NGÀNH SẢN XUẤT VỚI SỐ LƯỢNG ÍT, ĐA CHỦNG LOẠI.

Trong ngành sản xuất với số lượng ít, đa chủng loại vì sản xuất theo đơn đặt hàng nên trong quản lý sản xuất...

BỐN YẾU TỐ THU PHỤC VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BỐN YẾU TỐ THU PHỤC VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

Một nghiên cứu mới cho thấy có bốn yếu tố chính có thể giữ chân nhân tài tại các thị trường mới nổi. Đó là...

CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH

          Khi nhà doanh nghiệp đặt chủ trương vì môi trường vào trong mục đích kinh doanh, họ đã giành được lợi thế...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...