Như đã giải thích về việc phân tầng, tính trị trung bình mỗi nhón và so sánh… Trị trung bình là một yếu tố trong thống kê. Quản lý chất lượng có một đặc trưng là qua việc dùng thống kê, tìm được nguyên nhân gây ra hàng xấu, và tìm phương pháp luận mới( phương thức sảm xuất mới) áp dụng vào xưởng.
Từ xưa đến nay công việc chế tạo vẫn là “khắc phục sai lệch hàng ngày”. Về mặt lý luận, dù nói là cách làm này tốt nhưng áp dụng vào thực tế có khi cách làm đó lại không ổn, hay gặp khó khăn. “chắn là được” thì không ổn, mà phải là “làm được trong thực tế”.
Từ xưa đến nay, công việc chế tạo vẫn là "khắc phục sai lệch hàng ngày"
Đương nhiên, các luận điểm kỹ thuật mà những người đi trước chúng ta nghĩ ra hoặc đúc kết kinh nghiệm trong quá khứ là có ích. Nhưng khi chế tạo vật phẩm, ngoài những cái mà lý luận hoặc kinh nghiệm cho biết, các điều kiện liên tục xuất hiện. Làm lần đầu mà ra được sản phẩm như tính toán ban đầu là may mắn, nhưng ít khi nào được như thế. Đương nhiên, lần đầu đạt được như dự tình thì ở giai đoạn thiết kế cần triệt để phân tích kỹ thuật, nhưng ở giai đoạn này khó mà đạt được sự hoàn hảo(100%). Vì thế người ta phải lặp đi lặp lại điệp khúc” làm thử, đem đi thử”. Chế tạo khác với nghiên cứu, nào là ngày hoàn thành bị quy định, hoặc có trường hợp mặc dù chưa giải quyết được nhưng vẫn phải cho bắt đầu sản xuất.
Nói một cách chặt chẽ hơn nữa, vật liệu mua vào, tình trạng máy móc không phải lúc nào cũng như nhau. Trong thao tác của công nhân chắc chắn cũng có sự phân tán. Những sai lệch như thế đan vào nhau tạo thành sự phân tán về chất lượng gây nên nguyên nhân phát sinh hàng kém phẩm chất.
Nói một cách chặt chẽ hơn nữa, vật liệu mua vào, tình trạng máy móc không phải lúc nào cũng như nhau. Trong thao tác của công nhân chắc chắn cũng có sự phân tán. Những sai lệch như thế đan vào nhau tạo thành sự phân tán về chất lượng gây nên nguyên nhân phát sinh hàng kém phẩm chất.
Ở nơi sản xuất có nhiều sai lệch như thế, muốn phát hiện ra điều kiện tối ưu mà không biết thủ pháp( cách thức) đối phó với sai lệch thì không làm được. Đấy là thống kê học. Trong phần nói về phân tầng, chúng ta đã nói về cách tính trị trung bình và so sánh, nhưng trị trung bình cũng chỉ là một yếu tố trong thống kê. Khi tìm ra nguyên nhân gây ra hàng xấu, việc truy tìm quan hệ nhân quả có tính kỹ thuật cũng quan trọng và nhiều khi có ích. Tuy nhiên, có những nguyên nhân mà nếu không truy tìm theo thống kê thì khó mà nắm được.
CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ
Nhìn ra thế giới mới thấy Nhật Bản là nước đáng kể. Năm 1985, GDP tính trên đầu người ở Nhật đã vượt mười...
CHƯƠNG 1 PHẦN 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TPM
Khái niệm bảo dưỡng phòng ngừa ( preventive maintenance) được hình thành từ Mỹ vào năm 1951. Trước đó, các công ty chỉ...
KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO
Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn bàn về gói kích cầu qua lãi suất của Việt Nam cùng những biện pháp kèm theo cần thiết...