Trước đây, sự cố máy vô tuyến truyền hình làm nhà sản xuất đau đầu là núm chọn tín hiệu( núm dò đài). Gần đây, nhà sản xuất thay bằng nút ấn nên sự cố có giảm xuống nhưng mãi đến gần đây người ta mới dùng núm quay. Thời ấy, máy thu hình mua về dùng 4 đến 5 năm vẫn tốt nhưng đột nhiên có ngày bật công tắc không thấy hiện hình, vặn núm dò đài thì hình lại hiện lên ngay, nhưng khi dời tay ra thì hình lại mất. Cố định vị trí có hình thì vẫn xem được. Kinh nghiệm này nhiều người đã có.


Nhiều nơi, người ta tiêu chuẩn hóa và đại trà núm dò đài, dù khổ máy thu hình khác nhau người ta vẫn gắn cùng một loại núm vào. Có nhà kỹ thuật đã phân tích những số liệu về sự cố xảy ra trên thị trường và phát hiện ra điều không ngờ. Dù gắn cùng một loại núm, nhưng tùy theo khổ máy, tỷ lệ sự cố khác nhau nhiều. Cụ thể hơn là dù gắn cùng một loại núm vặn, nhưng tùy dáng khổ: kiểu đứng, kiểu nằ xugm, loại to, loại nhỏ, tỷ lệ sự cố có khác nhau. Tỷ lệ khác tức là có cái gì đó khác? Nghĩ như vậy rồi, nhà kỹ thuật nọ tiến hành phân loại số liệu và so sánh tỷ lệ sự cố. Giữa loại to và loại nhỏ, giữa kiểu đứng và kiểu nằm có khác nhau không? Sự tương quan về tăng nhiệt độ trong vỏ hộp, độ lớn to, nhỏ của đầu núm như thế nào?... Ông ta phân tầng tất cả những gì nghĩ ra được rồi so sánh.
Cuối cùng ông ta phát hiện ra vấn đề. Đem đối chiếu khoảng cách tới loa với tỷ lệ sự cố thì thấy có mối quan hệ rõ ràng. Càng gần loa thì sự cố càng nhiều; ngược lại càng xa loa  thì sự cố càng ít đi.
 Như vậy đã tìm ra được chìa khóa của vấn đề ở giai đoạn thiết kế. Càng để xa loa càng tốt và kết quả là tỷ lệ sự cố giảm xuống còn 1/3, sau đó xuống còn 1/5 so với trước.
 Trong trường hợp trên,tại sao để núm vặn gần loa sự cố lại tăng? Người ta chưa thể giải thích về mặt kỹ thuật mà chỉ đưa ra được những suy đoán, đến nay vẫn chưa thể đưa ra những giải thích suy đoán. Song , nếu để xa loa mà kết quả thu được tốt hơn thì đương nhiên ta phải làm  như thế để được hiệu quả tốt.
Trong trường hợp trên, nếu để trong phòng thí nghiệm vài chục cái máy thu hình và thử thì khó mà tìm ra được. Còn nếu mò nguyên nhân của mỗi máy sự cố mà khách hàng đang dùng thì cũng gặp nhiều khó khăn.Lý do là số lần sử dụng khác nhau, nơi để khác nhau, người thì để nhà bếp quanh năm khói bụi vào, người thì để nhà khách thỉnh thoảng mới sử dụng. Vì thế, nếu truy tmf nguyên nhân của từng cái một thì khó mà đưa ra câu trả lời tổng quát.
Tốt nhất là trong khả năng làm được,triệu tập nhiều số liệu và tìm trị trung bình. Thấy được ảnh hưởng của loa tức là câu trả lời cho thí dụ trên đã rõ ràng.
Tóm lại, khi xuất hiện số liệu về sai lệch, ta tập hợp thật nhiều lại và tìm trị trung bình ( trị sai lệch tự triệt tiêu lẫn nhau và cho ta trị thực ). Đây là cách tính đại số.
Một đặc trưng trong quản lý chất lượng là thống kê, hay nói khác đi cách tính đại số, giúp ta nắm được đầu mối để cải tiến.
Có thuyết nói hút thuốc sẽ gây ung thư phổi.Đối với thuyết này, có người phản bác lại, nào là “tôi đã hút nhiều mà vẫn khỏe”, “ có người không hút mà vẫn bị ung thư phổi “ v.v… đúng thế,nếu nằm vào từng trường hợp riêng lẻ thì sẽ có cảm giác thuyết ung thư phổi khó tin. Nhưng trong số đố những người chết vì ung thư phổi, nếu ta so sánh bằng thống kê là số người hút thuốc và số người không hút thuốc thì sẽ thấy ngay được sự khác biệt rõ ràng.
 Như vậy, dù không biết rõ về mặt bệnh lý khói thuốc ảnh hưởng đến tế bào phổi, gây ra biến chứng như thế nào, bác sĩ vẫn có thể đưa ra kết luận có tính thuyết phục: “ nên bỏ thuốc lá”.
 Đến nay, trong ngành chế tạo có rất nhiều thành công về lý luận và phân tích kỹ thuật. Vì thế ai cũng muốn giải quyết chỗ vấp, dựa trên cơ sở lý luận và phân tích. Nhưng có những cái nếu chỉ dựa trêm lý luận và phân tích sẽ không giải được. Chế tạo là công việc phải làm hàng ngày, nên không thể ngừng lại đợi đến khi giải quyết được khúc mắc, mà phải làm thế nào giảm ngay hàng kém phẩm chất. Trong trường hợp đó, phân tích bằng thống kê là công cụ hữu ích.. Gù không có tri thức về kỹ thuật, với phương pháp thống kê ta vẫn có thể đưa ra câu trả lời. Đối với chỗ mà ta phát hiện ra, nếu ta tập hợp được tất cả những số liệu lại, phân tầng rồi tính trị trung bình và so sánh, ta có thể tìm ra sự sai lệch lớn. tức là tìm được chìa khóa của vấn đề. Người nước ngoài nhìn nhóm QC Nhật Bản với con mắt ngạc nhiên bởi có những vấn đề mà chuyên viên kỹ thuật cao cấp cũng bó tay nhưng nhóm Qc vẫn tấn công và giải quyết được một cascch tuyệt vời.
 Trước đây có một chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn khách tham quan nước ngoài, bin hỏi một câu “ anh cho họ làm những việc như thế mà không sợ mất hết phần việc của mình à?”, làm cho anh chuyên viên phải lắng nghe nghiêm túc.
 Cũng may là trong xưởng ở Nhật bản, để loại trừ phát sinh hàng xấu, ngoài những phương pháp phân tích kỹ thuật từ trước đến nay, người ta còn áp dụng thủ pháp gọi là giải tích thống kê. Việc này giống như ngoài việc trang bị cho anh lực sĩ bảo vệ cây gậy ma – chắc còn đưa cho anh ta súng và dao găm. Như thế thì khó mà có kẻ nào địch nổi.
 Tuy nhiên để cho mọi người biết sử dụng thông thạo công cụ này, nếu không có chế độ tổ chức trên quy mô toàn công ty thì khó thực hiện được.


CHƯƠNG 6 PHẦN 6. CÁCH PHÁT BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC. CHƯƠNG 6 PHẦN 6. CÁCH PHÁT BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC.

Khi phát biểu kết quả hoạt động của nhóm QC cần phải được thực hiện như sau:

SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P2) SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P2)

IV. CÁC HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC Trong phần trước, chúng ta đã đề cập ba thành phần cơ bản của...

CHƯƠNG 7 PHẦN 1. TQC TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH CHƯƠNG 7 PHẦN 1. TQC TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH

                                  TQC trong sinh hoạt gia...

CHƯƠNG 7 PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 7 PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN VĂN PHÒNG.

Kết quả công việc của bộ phận văn phòng hầu hết liên quan đến hồ sơ văn thư và thông tin. Nắm bắt mối quan hệ,...

CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ

 Bảo dưỡng tự chủ hướng tới hai mục đích chính: