Ở bất cứ công ty nào cũng thế, khi phát sinh nhiều hàng xấu thì chỗ được tăng cường trước tiên là khâu kiểm tra. Kiểm tra kỹ các sản phẩm làm ra, cái nào tốt thì cho xuất xưởng, cái nào hỏng, kém phẩm chất thì để lại. Làm như thế thì hàng hỏng, kém phẩm chất không thể lọt ra ngoài được và công ty sẽ yên tâm bán hàng.
Ai cũng có thể chấp nhận cách suy nghĩ trên, và thông thường việc bảo hành sản phẩm bắt đầu từ đấy. Tuy nhiên, chỉ bằng kiểm tra thì không thể bảo hành tất cả hàng đã bán. Có chỗ không thể bảo hành chỉ bằng kiểm tra. Thí dụ như tuổi thọ sản phẩm. Có sản phẩm đã được tiến hành thí nghiệm tuổi thọ và biết được có thể dùng trong 10 năm( sau đó không dùng được nữa), nhưng người bán cũng không thể bảo hành 10 năm mặc dù đã xác nhận chắc chắn sản phẩm đó có thể dùng 10 năm.
Người ta thường dùng từ chất lượng sản phẩm theo nghĩa chung nhưng trong thực tế có nhiều hạng mục phải bảo hành. Thí dụ đối với một con vít có giá khoảng 10 yên( khoảng 1000VNĐ). Nếu ta đem kiểm tra chất lượng và bảo hành thì rất nhiêu khê. Nếu ta kiểm tra tất cả kích thước, vật liệu, độ cứng, nước mạ… của một con ốc thì chỉ riêng tiền công kiển tra thôi cũng mất vài nghìn yên, vậy khi kiểm tra từng con ốc thì giá thành sẽ đội lên như thế nào. Vì thế, người ta đưa ra phương án hai bên đều có lợi là bỏ khâu kiểm tra đi, cái nào hỏng, kém phẩm chất thì đổi lại.
Những vật dụng mà chúng ta thường mua cũng thế, chắc chả được kiểm tra kỹ lưỡng. Sản phẩm rẻ tiền bán ở cửa hàng bách hóa hầu như được xuất xưởng mà không qua kiểm tra. Tuy thế ít khi có sự cố và mọi người yên tâm mua về dùng ( ở Nhật là vậy).
Lý do rất đơn giản, chất lượng được bảo hành ở ngoài khấu kiểm tra. Thí dụ, ta hãy nghĩ về việc thí nghiệm tuổi thọ. Trường hợp này chắc chắn sẽ được tiến hành như sau: Trong xưởng, người ta chế tạo nhiều sản phẩm giống nhau bằng nhiều phương pháp giống nhau, và lấy ra một hoặc hai mẫu để thủ tuổi thọ. Kết quả là 10 năm tới đây, nhà sản xuất nghĩ đến một điều: cái lấy ra ngẫu nhiên đúng là dùng được 10 năm, nhưng liệu những sản phẩm khác được chế tạo giống như thế bằng cùng bản vẽ thiết kế có đảm bảo được 10 năm không?
Từ cách nghĩ trên ta thấy rằng trong thí nghiệm tuổi thọ, người ta lấy ra ngẫu nhiên vài mẫu sản phẩm để thử và thử xong mới biết được sự thật. Đến đây, người ta tổng hợp các điều kiện chế tạo và các thông số trong thí nghiệm tuổi thọ để suy đoán “ khoảng được như vậy”.
Nói một cách tổng quát, bảo hành chất lượng gồm các hạng mục dưới đây:
- Nguyên lý kỹ thuật ( nguyên lý trong công nghệ sản xuất)
- Nội dung thiết kế
- Điều kiện trong sản xuất(chế tạo)
- Số liệu kiểm tra
- Số liệu khi sử dụng
Việc phân định sản phẩm tối ưu hay không sẽ rõ ràng sau khi ra tổng hợp 5 nguồn thông tin nói trên.
Việc làm những thử nghiệm trên sản phẩm làm ra để đoán xem tốt hay xấu được gọi là “ kiểm tra sản phẩm”. Qua việc này đương nhiên có những chỗ ta biết được, nhưng nhất định có những chỗ ta không hề biết về phẩm chất.
Số liệu kiểm tra cũng chỉ là một cái bóng của sản phẩm, nhưng đã gọi là bóng thì tùy theo hướng chiếu sáng nó sẽ thay đổi. Do đó, vấn đề là qua là những kiểm tra đó, tóm lại ta biết được cái gì, nếu không tiến hành phân tích, chứng minh kỹ thuật đầy đủ ta có thể đưa ra phán đoán sai lầm nghiêm trọng.
Ở Nhật Bản, có chế độ “ mác JIS” ( Japan Industrial standards). Đây là chế độ cho phép dán “ tem chất lượng” vào sản phẩm đã được chứng nhận là sản phẩm tốt dựa trên Luật “ Tiêu chuẩn hóa công nghiệp”. Điều kiện để lấy giấy phép là sự thẩm tra xưởng. Hay nói khác đi , khi sản xuất trong xưởng, sản phẩm có bảo đảm được trong tương lai chất lượng ổn định không? Cơ quan chức năng sẽ điều tra triệt để cách quản lý trong xưởng.
Chắc bạn đã hiểu lý do này. Dù có kiểm tra kỹ sản phẩm đưa ra để thử cơ quan chức năng cũng không thể công nhận ngay mác “ chất lượng đã được đảm bảo”. Họ sẽ còn thẩm tra cụ thể về tổ chức trong xưởng, hệ thống quản lý, quản lý chất lượng trong từng công đoạn xem có tiến hành tốt không? Cách thức phục vụ khi bán như thế nào? Tóm lại, là thẩm tra các hạng mục trong 5 điều đã nêu trên.
Chế độ này đã trở thành động lực thúc đẩy thật mạnh mẽ việc phổ cập quản lý chất lượng ở Nhật Bản.
CHƯƠNG 1 - PHẦN 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA "CÔNG CỤ"
Vì quản lý chất lượng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên số người nước ngoài đến học hỏi ngày càng...
TIỀN KHÔNG CHỈ ĐỂ TIÊU MÀ PHẢI TIÊU KHÔN NGOAN.
Không lâu sau khi đắc cử, tân Tổng Thống Barack Obama đã đưa ra cam kết chấn hưng nền kinh tế thể hiện...
CHƯƠNG 1 - PHẦN 5. NGUYÊN LÝ LÀM GIẢM SỰ PHÂN TÁN
Vật liệu giống nhau, điều kiện gia công giống nhau, nhưng tại sao chất lượng sản phẩm bị phân tán, nguyên nhân...
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống...