Như bạn đã hiểu qua lý luận trên, quản lý chất lượng được xem là vấn đề của toàn công ty, không thể thực hiện tốt nếu mọi người không tiến hành trong sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Quản lý chất lượng nghĩa là chỗ mà tất cả các bộ phận trong công ty cần đạt 100 điểm, 99 điểm vẫn bị coi là chưa đạt. Vì còn sai lầm một điểm vẫn có thể dẫn đến sự cố máy móc trong “ rừng rậm Phi Châu”, và con người có thể bị chết.
 Gần đây, người ta hay nói “sai một nước mất một triệu USD”. Khác với ngày xưa, yêu cầu của khách hàng ngày nay càng nghiêm ngặt hơn, cộng với do thời đại thông tin nên chỉ cần có một sự kiện nhỏ là lập tức thông tin được lan truyền rộng, làm ảnh hưởng đến uy tín công ty. Nhật Bản chiếm 10% GNP của thế giới là nhờ sản phẩm của nhiều công ty đã được bán khắp thế giới. Do đó, “sai một nước sẽ mất một triệu USD”. Ta có thể khẳng định nếu không thực hiện TQC ( Total quality control: quản lý chất lượng trên toàn công ty) thì dứt khoát không thể thành công được.
 Thẩm tra JIS thường được tiến hành bởi nhân viên của Cục “công nghiệp thương mại”, nhưng thông thường người đứng đầu công ty lại đi theo đoàn kiểm tra. Nếu người đứng đầu không quan tâm thì nhân viên cấp dưới cũng chỉ làm theo cho có hình thức và chắc chắn sẽ thất bại.
 Vào thời kỳ đầu của chế độ “chứng nhận JIS” để học hỏi xem nên làm thẩm ra như thế nào cho tốt , có người đã đi theoo vài lần. Tuy nhiên, phía được thẩm tra cũng dần dần quen cảnh này nên chuẩn bị hình thức chu đáo, không để sơ hở. Giống như phụ đạo về thi cử, lúc đó đã xuất hiện nhiều nhà chuyên môn chỉ đạo phương pháp để qua được thẩm tra JIS. Vì thế, mọi người đã phải động não và sau đó tìm ra được 3 câu chất vấn. Đưa ra các câu chất vấn này, giống như chụp ảnh bằng quang tuyến X, có chỗ sơ hở thì gần như chắc chắn sẽ hiện lên. Qua phim rửa ta đoán xem TQC có được thực hiện không. Bài tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu ba câu chất vấn này.

 


SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P1) SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P1)

Chúng ta đã tập trung vào các cách một DN có thể xây dựng và mở rộng các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình. Chúng ta đã...

CHƯƠNG 6 PHẦN 6. CÁCH PHÁT BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC. CHƯƠNG 6 PHẦN 6. CÁCH PHÁT BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC.

Khi phát biểu kết quả hoạt động của nhóm QC cần phải được thực hiện như sau:

SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P2) SỰ THI HÀNH CHIẾN LƯỢC (P2)

IV. CÁC HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC Trong phần trước, chúng ta đã đề cập ba thành phần cơ bản của...

CHƯƠNG 7 PHẦN 1. TQC TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH CHƯƠNG 7 PHẦN 1. TQC TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH

                                  TQC trong sinh hoạt gia...

CHƯƠNG 7 PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 7 PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG QC Ở BỘ PHẬN VĂN PHÒNG.

Kết quả công việc của bộ phận văn phòng hầu hết liên quan đến hồ sơ văn thư và thông tin. Nắm bắt mối quan hệ,...