Vào năm 1962, trong lịch sử quản lý chất lượng của Nhật Bản, một sự kiện đáng ghi nhớ ra đời, đấy là hoạt động của nhóm QC. Hoạt động này đã lôi cuốn tất cả những người làm việc trực tiếp, là hoạt động có tính tự nguyện ở ngay nơi sản xuất nhằm thúc đẩy việc cải tiến chất lượng, nó đã thành công đến mức gợi được sự chú ý của toàn thế giới. Thành viên của những nhóm này chỉ cần đăng ký tên ở trụ sở chính của nhóm. Đến năm 1981 con số thành viên đã vượt quá 1 triệu. Hoạt động này ngày càng nhộn nhịp phong phú, và mỗi năm có hơn 3000 đại biểu các nhóm về tham dự đại hội toàn quốc được khai mạc ở Tokyo.
Không khí sôi nổi của hoạt động nhóm làm cho người ngoài khó mà hiểu nổi. Sau giờ làm việc, người trong nhóm tập trung lại, đem những số liệu ghi lại ra nghị luận đến khuya để cải tiến. Đặc biệt, họ làm thế không phải vì được nhận tiền phụ cấp làm ngoài giờ.
Nguyên nhân khiến họ hăng say như thế, có thể là do hoạt động này giống như chơi thể thao (môn thể thao cải tiến). Trước đây, những người công nhân đứng máy chỉ biết làm theo những thao tác được quy định. Cuộc đời của họ có thể ví như một bộ phận trong cỗ máy. Nhưng nay họ được suy nghĩ bằng đầu của mình. Cải tiến và phát biểu trước mọi người thành quả đạt được. Sự kích thích này không có gì mua nổi. Giống như chơi cầu lông hay tennis đến khuya trên sân vận động của công ty, rồi lúc đòi trả tiền làm thêm giờ sẽ bị cười, người hoạt động trong nhóm QC có suy nghĩ như thế.
Chúng ta tưởng chỉ ở Nhật mới có cảnh tượng như vậy, nhưng một hôm có người đã hết sức ngạc nhiên đọc bài ký sự trên tạp chí nước ngoài “Bussiness week” ra ngày 11/01/1981. Trong lúc kinh tế khó khăn, thành viên đã bị sa thải của nhóm QC vẫn đến công ty vào ngày dự định để họp nhóm, và cùng mọi người thảo luận về cải tiến. Đọc xong chăc mọi người đều hiểu thành viện nhóm QC ở Mỹ cũng có suy nghĩ giống như ở Nhật.
Người không chơi thì không biết thú vui của thể thao. Người chơi gôn đánh quả cầu nhỏ, đi vòng quanh sân chơi, và dù trời có mưa nhỏ cũng thản nhiên đi bộ. Thấy như thế có người cho không bình thường, nhưng bản thân người chơi có thể thấy thú vị hơn cả 3 bữa ăn trong ngày. Vì vậy, niềm vui trong thể thao không có lý lẽ. Sự vui thú của hoạt động nhóm QC cũng thế, người không tham gia dù nghĩ bao nhiêu cũng không hiểu được.
Nhóm QC đươc cung cấp những phàn nàn của khách hàng, những số liệu về hàng xấu. Sáng kiến tốt, thành công của nhóm sẽ làm cho những lời phàn nàn mất đi. Chính kết quả này đã nâng đỡ tinh thần nhóm QC.
Phương pháp quản lý khoa học của Taylo đã thành công nhờ thực hiện phương thức sản xuất đại trà theo dây chuyền, nhưng nó cướp đi của người công nhân thú vui chế tạo vật chất, giống như Vua hề Sacloo đã diễn xuất qua phim “Modern time”. Nhưng nhóm QC đã thành công trong việc phục hồi cội nguồn (bản chất) của chế tạo vật chất.
Nhóm QC đã liên tục hoạt động trên 20 năm, và sự thực là càng ngày nó càng phát triển. Điều này không thể giải thích là do sự vận động có tính chỉ đạo của công ty, mà là do sự phù hợp với tâm lý thích khắc phục, thích sáng tạo của người trực tiếp sản xuất. Đây mới là cái quý giá thực sự.
Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...
Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...
1.Khái niệm về chiến lược 1.1.Sự ra đời và phát triển của chiến lược
Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước:
Trong tổ chức có những điểm gì? – Sự sống còn của tổ chức dựa vào đâu? Dây chuyền giá trị của công...