Dù có tập hợp giỏi nhiều số liệu và đưa ra câu trả lời không thiên lệch, nhưng vấn đề là ở chỗ sử dụng câu trả lời ấy như thế nào?Câu chuyện sau đây là một ví dụ điển hình:
 Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã mất các đảo phía Nam như: Saipan,Palau… nhưng trước đó người Nhật đã chiếm những đảo này trong Chiến tranh thế giới thứ I từ Đức. Thời đó, nhiều thương nhân Nhật đã đến đó để tìm cách bán hàng, và trong số đó có 2 người là bán giày.
 Sau khi đến đảo, một người viết thư ngay về : “Tất cả dân cư ở đảo này đi chân đất, nhu cầu của họ về giày là con số không, vì thế không có triển vọng bán hàng ở đây”. Người thứ hai lại viết như sau: “ Đến đây mới thấy rõ cơ hội, mọi người đều đi chân đất! Vì thế, nếu thành công trong việc khuyến khích người dân ở đây đi giày thì có bao nhiêu giày cũng bán hết. Đây là thị trường đầy triển vọng”. Ở đây chúng ta thấy, hai thương nhân này cùng nhìn một hiện tượng nhưng lại đưa ra kết luận trái ngược hẳn nhau. Đương nhiên, câu trả lời của người thứ nhất hoàn toàn không giúp được gì cho việc kinh doanh, gây thất vọng. Chúng ta có thể thấy phần lớn các công ty, bản báo cáo đều giống như của người thứ nhất, nó có tính thuyết phục, không mâu thuẫn và hợp lý. Nhưng nó lại không hề có ích gì.
 Tại sao lại có sự khác nhau đến như vậy? Đó là do ý thức về mục đích khác nhau. Ai cũng hiểu hành động thương nhân đi điều tra là hành động bán hàng. Điều tra ở đây cần được hiểu theo nghĩa: “ để đạt được mục đích cần phải làm thế nào cho tốt” chứ không phải chỉ là điều tra đơn thuần, ghi chép lại sự thật đúng như mắt thấy tai nghe.
 Chính vì thế dù khi đến một nơi khác, người thương nhân thứ hai có thể sẽ phát biểu: “ dù mọi người đi giày nhưng vẫn bán được”, hoặc có thể viết báo cáo: “ Đến nay mới thấy lỡ cơ hội, mọi người đều đang mang giày. Ta không cần tuyên truyền về công dụng mang giày nữa, nhưng nếu ta mang giày rẻ hơn và tốt hơn đến đây, chắc chắn mọi người sẽ mua giày của ta. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng”.
 Người thương nhân thực sự là người có thể mạnh mẽ đưa ra kết luận “ bán được” dù cư dân ở đó tất cả dều đi chân đất hay đi giày.
 Tương tự như thế trong quản lý chất lượng, việc phân tích số liệu được thực hiện với mục đích mới cũng làm giảm sự phát sinh hàng xấu. Vì thế, dù có phân tích thật nhiều số liệu, dù có làm rõ được quan hệ nhân quả, nhưng nếu không làm giảm được tỷ lệ hàng xấu, tăng sản lượng hàng tốt thì kết cục không có ích gì.
 Đặc biệt đối với người có nhiều hiểu biết về kỹ thuật, đôi lúc có thể gây trở ngại không tốt. Dựa vào tri thức của mình, tưởng rằng mình đã biết nguyên nhân phát sinh, bèn đi thuyết minh cho người khác. Nhưng chỉ đến khi giảm được hàng xấu ta mới có thể kết luận được điều ấy có đúng hay không. Trong nhiều trường hợp, những người đó giải thích lý do cho rằng, dù làm thế nào cũng không thể giảm tỷ lệ hàng xấu. Với chúng ta, dù không hiểu nguyên do nhưng chỉ cần giảm được lượng hàng xấu là đạt mục đích. Giống như câu chuyện đã nói ở phần trên, chỉ cần để núm dò đài ra xa loa máy thu hình thì sự cố giảm đi. Kết quả như vậy mới có ích lớn cho nhà sản xuất.
 Đương nhiên, nếu ta giải thích được rõ ràng quan hệ nhân quả về mặt kỹ thuật ở hiện tượng trên thì còn gì bằng. Không những thế ta còn ứng dụng được ở những chỗ khác. Nhưng đối với nơi hàng liên tục sản xuất, những ý kiến nhằm lý giải mối quan hệ nhân quả mà không làm giảm được hàng xấu, chỉ là “vật cản” và sẽ bị nơi sản xuất quẳng qua một bên.

 


KPI KPI

KPI là phương pháp Đo lường hiệu suất (kết quả thực hiện công việc) bằng cách thiết lập một Hệ thống chỉ số...

CHƯƠNG 3 PHẦN 5. ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN CHƯƠNG 3 PHẦN 5. ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

Thực hiện TPM  là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành thiết bị phải thường xuyên được huấn...

CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG.

           Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...

CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG.

Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...