Để thành công trong quản lý chất lượng, như chúng tôi đã đề cập nhiều lần, không làm trên phạm vi toàn công ty ( TQC) thì khó mà thành công. Quản lý chất lượng ở Nhật Bản bắt đầu từ việc giáo dục cấp lãnh đạo, chúng tôi nghĩ như thế mới tạo được sự khởi động tốt.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số chuyên gia đã vào công ty điện thoại NTT để nghiên cứu ững dụng sóng cực ngắn (microwawe), nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến. Nhưng vào thời đó, thiết bị điện thoại của NTT do chiến tranh tàn phá nên bị hư hỏng nhiều, lúc quay số thường bị nhảy sang số khác. Năm đó, quân đội Mỹ chiếm đóng đã chỉ thị làm mạng telex nối các sân bay trên toàn quốc, nhưng nối xong mạng rồi toàn bị sai chữ, không tài nào khắc phục được.
Chính vì thế, NTT đã tăng cường khâu kiểm tra, lập ra một ban lớn gồm 360 người để kiểm tra nghiêm túc triệt để. Trước tiên là kiểm tra linh kiện-chỉ cung cấp cho xí nghiệp những cái đạt tiêu chuẩn để họ chế tạo-rồi lại kiểm tra thành phẩm. Dẫu làm như vậy vẫn có sự cố và không ai hiểu nổi lý do.
Lúc đó, trưởng ban kiểm tra là đàn anh của một người trong nhóm chuyên gia nghiên cứu sóng cực ngắn tai NTT giúp. Công việc của người chuyên gia này là lập kế hoạch đẻ cải tiến kiểm tra. Khi đi vào thực tế mới thấy có cái được chấp nhận ở khâu kiểm tra nhưng khi đem đến nơi lắp ráp lại không hoạt động tốt. Thế là vị chuyên gia đó đã khám phá ra một điều “ gốc đã xấu thì dù có kiểm tra thế nào cũng không tốt lên được”, ngay từ đầu không chế tạo tốt thì không có cách nào thoát ra khỏi vũng bùn này.
Lúc đó, trong bộ chỉ huy quân chiếm đóng của tướng Mac Arthur có một bộ phận NTT. Thật may mắn là thành viên của ban quản lý chất lượng đầu tiên trên thế giới ở công ty Electric Western đã đến đấy. Ông ta nói “ để cải cách ngành thông tin của Nhật Bản, không thực hiện quản lý không được”
Sau đó, họ mời chuyên gia từ Mỹ sang và mở khóa giảng đầu tiên. Khóa giảng này do bộ phận công ty cai quản công ty NTT tên là CCS (Civil communication section) tổ chức nên được đặt tên là khóa giảng CSS. Đúng vào thời kỳ phục hưng sau chiến tranh, cái thời kỳ mà mọi người cho rằng cái gì cũng nên học hỏi từ Mỹ nên các công ty đền cử thành phần ưu tú đến dự. Trong những người tham dự khóa ấy, có nhiều người sau này trở thành giám đốc, phó giám đốc… trong các công ty về ngành thông tin, nói khác đi, thành phần tham dự thật sự đều là ưu tú.
Bây giờ nhìn lại vẫn thấy nội dung giảng ngày ấy hàm súc, gây ấn tượng sâu sắc cho người tham dự. Vì thế, tài liệu bài giảng bán chạy như tôm tươi. Sau đó, tạp chí khóa học kinh doanh CSS được nhà xuất bản Diamond phát hành đã trở thành “gốc” về kinh doanh hiện đại ở Nhật Bản.
Quản lý chất lượng sau đó được coi trọng hàng đầu ở Nhật Bản và cũng từ đấy sinh ra TQC ( quản lý chất lượng toàn công ty).
1. TPM là gì? TPM là chữ viết tắt tiếng Anh của Total Productive Maintenance, tiếng Việt gọi là duy trì hiệu suất...
Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ sự kiện viên phi công của Nga lái chiếc Mig 25 đáp xuống thành phố Haikodate vùng...
Sứ mệnh là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân biệt doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác. Có...